Mụn ở vành tai có thể là triệu chứng của các bệnh ngoài da như chàm, vệ sinh da kém, viêm da dị ứng,... Ngoài ra, triệu chứng này cũng có thể là do vấn đề sức khỏe nghiêm trọng hơn như viêm tai ngoài, nhiễm trùng ống tai ngoài và một số nguyên nhân khác sẽ được đề cập trong bài viết dưới đây.
Nổi mụn ở vành tai là một vấn đề da liễu phổ biến. Các nốt mụn có thể xuất hiện ở nhiều vùng da khác trên cơ thể. Trong một số trường hợp, mụn trên vành tai có thể xuất hiện trở lại. Để có cách xử lý phù hợp cần xác định nguyên nhân chính xác. Một số nguyên nhân gây nổi mụn ở vành tai thường gặp như:
Mụn mọc ở vành tai cũng có thể là dấu hiệu của bệnh viêm tai ngoài. Vì tai có thể tiếp xúc với nước khi đi bơi khiến tai bị nhiễm trùng dẫn đến viêm nhiễm, nổi mụn. Một nguyên nhân phổ biến khác là đeo tai nghe bẩn, khiến tai dễ bị nổi mụn.
Vì vậy, nếu bạn thấy vùng vành tai có nốt mụn, kèm theo triệu chứng sưng tấy, đau nhức thì rất có thể bạn đã bị viêm tai ngoài.
Khi vùng tai tiết quá nhiều dầu gây bít tắc lỗ chân lông. Kết hợp với việc vệ sinh tai không sạch sẽ dễ tạo điều kiện cho mụn phát triển. Tai tiết nhiều dầu cũng có thể là bệnh lý cơ thể, đội mũ bảo hiểm trong thời gian dài, tích tụ mồ hôi dẫn đến mọc mụn ở vành tai.
Mụn mọc ở vành tai thường do bã nhờn, bụi bẩn và tế bào da chết tạo điều kiện cho vi khuẩn phát triển. Ngoài ra, do vành tai thường xuyên tiếp xúc trực tiếp với môi trường bên ngoài nên dễ nổi mụn nếu không được vệ sinh sạch sẽ.
Việc xỏ lỗ tai dẫn đến nhiễm trùng cũng là nguyên nhân gây mọc mụn trên vành tai, đặc biệt vị trí có sụn ở vành tai gây đau nhức nhiều hơn.
Đối với phụ nữ bước vào giai đoạn thay đổi nội tiết tố như mang thai, dậy thì, chu kỳ kinh nguyệt,… Mụn có thể mọc ở nhiều vị trí khác nhau trên cơ thể không riêng gì ở tai. Điều này là do sự mất cân bằng nội tiết tố có thể kích thích các tuyến bã nhờn tiết hoạt động nhiều hơn làm tắc nghẽn lỗ chân lông và gây ra mụn.
Cơ thể thiếu nước sẽ ảnh hưởng đến các cơ quan như gan, thận. Ngoài ra, nếu da không được cung cấp đủ lượng, quá trình đào thải bã nhờn của da bị cản trở dẫn đến nổi mụn.
Viêm sụn vành tai do nhiễm trùng, tình trạng này thường xuất hiện sau khi chấn thương nặng ở tai. Viêm sụn vành tai gây ra các triệu chứng như đỏ, phù nề, phồng rộp vành tai và chảy mủ vàng.
Khi nhiễm trùng nặng hơn, các triệu chứng nghiêm trọng hơn như ù tai, giảm thính lực, đau và tiết dịch. Nếu không điều trị kịp thời, tổn thương sụn vành tai có thể tiến triển nhanh và dẫn đến hoại tử cơ quan này.
Nếu bạn sử dụng các loại mỹ phẩm có chứa nhiều chất hóa học hay chất bảo quản cũng khiến vùng tai bị kích ứng dẫn đến nổi mụn quanh tai.
Ngoài những nguyên nhân trên, căng thẳng quá mức, stress kéo dài cũng dẫn đến mất cân bằng nội tiết tố khiến mọc mụn ở tai.
Trong trường hợp mụn không quá to, không đau nhức nhiều và không lây lan nhanh thì hầu như không nguy hại. Tuy nhiên, nếu mụn lớn như mụn nang bị viêm hoặc vỡ, có thể dẫn đến nhiễm trùng. Nếu không được xử lý kịp thời có thể dẫn đến biến chứng u nang hoặc nốt sần sau tai.
Ngoài ra, bạn cũng phải hết sức cẩn thận với những nốt mụn to và sần sùi vì đây có thể là dấu hiệu của một số bệnh như: nhiễm trùng, áp xe, viêm xương chũm,... Lúc này, tốt hơn hết bạn nên đến bệnh viện để thăm khám và tìm cách xử lý kịp thời.
Nếu phát hiện nốt mụn mới hình thành gây đau nhức và cản trở đến sinh hoạt hàng ngày, bạn có thể thực hiện các biện pháp sau:
Dùng nước muối sinh lý để giữ vệ sinh, tránh nhiễm trùng vùng vành tai hoặc vị trí có mụn. Đầu tiên, lấy bông gòn sạch, thấm một ít nước muối sinh lý và lau quanh vùng tai bị mụn. Bạn nên thực hiện 2 lần/ngày vào sáng và tối.
Chườm nóng là biện pháp hữu hiệu giúp giảm mụn rất hiệu quả. Đồng thời, đây cũng là cách trị mụn an toàn và dễ thực hiện. Bạn thực hiện như sau:
Sử dụng thuốc bôi và thuốc uống là cách trị mụn hiệu quả cao. Đối với trường hợp mụn nhẹ, bạn có thể sử dụng thuốc bôi. Tuy nhiên, nếu bạn thấy đau nhức, mẩn đỏ, sưng tấy nhiều, bác sĩ sẽ thể cân nhắc kê đơn thuốc uống. Một số loại thuốc bôi thường được sử dụng trong điều trị mụn ở vành tai:
Hy vọng bài viết đã cung cấp cho bạn những thông tin hữu ích về nguyên nhân và cách trị nổi mụn ở vành tai. Lưu ý với bất kỳ phương pháp trị mụn nào, bạn nên hỏi ý kiến bác sĩ trước khi thực hiện. Đối với trường hợp mụn mủ, viêm nặng nên đi khám bác sĩ để được xử lý an toàn và chuyên nghiệp.
Link nội dung: https://mozart.edu.vn/mun-trong-tai-a6449.html