10 biến chứng sau phẫu thuật đoạn nhũ (cắt bỏ vú) có thể xảy ra

Phẫu thuật đoạn nhũ là phương pháp cắt bỏ mô vú ở người mắc ung thư vú hoặc người có nguy cơ cao cần cắt tuyến vú để phòng ngừa ung thư. Cũng như những phương pháp phẫu thuật khác, phẫu thuật đoạn nhũ có những biến chứng cần lưu ý. Dưới đây là 10 biến chứng sau phẫu thuật đoạn nhũ (cắt bỏ vú) có thể xảy ra.

biến chứng sau phẫu thuật đoạn nhũ

Phẫu thuật đoạn nhũ có nguy hiểm không? Có rủi ro không?

Hầu hết ở người bệnh ung thư vú trong các độ tuổi thì phẫu thuật đoạn nhũ khá đơn giản và nhẹ nhàng, ngay cả người có bệnh nền nặng. Tuy nhiên, bất kỳ cuộc phẫu thuật nào cũng có thể xảy ra biến chứng.

Biến chứng sau phẫu thuật đoạn nhũ có thể xảy ra do nhiễm trùng vết thương, khiến việc phục hồi khó khăn.

Vì vậy, trước một ca phẫu thuật, bác sĩ sẽ trao đổi và tư vấn cho người bệnh một số vấn đề sau:

Những yếu tố khiến tình trạng sau cắt bỏ vú trở nặng

Một số yếu tố có thể ảnh hưởng đến nguy cơ xảy ra biến chứng sau phẫu thuật đoạn nhũ, gồm [1]:

1. Bức xạ từ hóa trị/xạ trị

Việc điều trị ung thư vú thường liên quan đến xạ trị hoặc hóa trị. Cả 2 phương pháp này có thể khiến biến chứng trở nặng. Các bức xạ có thể gây:

2. Phương pháp phẫu thuật đoạn nhũ

Phương pháp phẫu thuật đoạn nhũ có nhiều loại, với những ưu và nhược điểm khác nhau. Căn cứ vào tình trạng của mỗi người, bác sĩ sẽ tư vấn phương pháp phù hợp. Tuy nhiên, nguy cơ xuất hiện biến chứng cao hơn ở người bệnh được chỉ định hóa trị hoặc xạ trị.

3. Hút thuốc

Hút thuốc làm tăng 40% nguy cơ biến chứng sau phẫu thuật đoạn nhũ. Do đó, người bệnh nên bỏ thuốc lá từ 4 - 6 tuần trước khi phẫu thuật và tránh hút thuốc lá ít nhất 4 tuần sau phẫu thuật.

biến chứng sau cắt bỏ vú
Phẫu thuật đoạn nhũ cũng có một số biến chứng nhưng kiểm soát được.

10 biến chứng sau phẫu thuật đoạn nhũ thường gặp

Tỷ lệ và mức độ nghiêm trọng của biến chứng sau phẫu thuật đoạn nhũ có thể khác nhau tùy phương pháp mà người bệnh lựa chọn thực hiện. Một số biến chứng có thể gặp sau phẫu thuật đoạn nhũ gồm:

1. Cục máu đông (thuyên tắc mạch)

Sau phẫu thuật, người bệnh có nguy cơ phát triển cục máu đông ở chân. Ngoài ra, cục máu đông nhỏ cũng có thể xuất hiện trong phổi. Để ngăn nguy cơ hình thành cục máu đông, bác sĩ và điều dưỡng giúp người bệnh đứng dậy càng sớm càng tốt sau ca phẫu thuật. Người bệnh được khuyến khích tập các bài tập ở chân và di chuyển xung quanh phòng bệnh, hành lang bệnh viện.

Ngoài ra, người bệnh còn được tiêm thuốc làm loãng máu (thuốc chống đông máu) trước, trong và sau khi phẫu thuật để giảm nguy cơ hình thành cục máu đông. Bác sĩ sẽ trao đổi trước với người bệnh và người nhà bệnh nhân về điều này. Ngoài ra, trong và sau khi phẫu thuật, người bệnh phải mang một loại vớ đặc biệt (được gọi là vớ chống tắc mạch hoặc TEDS).

Đồng thời, người bệnh và thân nhân cũng nên báo ngay cho bác sĩ nếu:

2. Cảm thấy mệt mỏi

Sau phẫu thuật đoạn nhũ, người bệnh sẽ thấy mệt mỏi, yếu cơ. Tình trạng này kéo dài bao lâu tùy thuộc thể trạng sức khỏe mỗi người. Người bệnh đừng ngần ngại gặp bác sĩ nếu tình trạng yếu cơ kéo dài hơn một tuần. Bác sĩ sẽ chỉ định cải thiện tình trạng này bằng tập vật lý trị liệu và tâm lý liệu pháp.

3. Chảy máu từ vết mổ

Sau phẫu thuật, một số ít người bệnh sẽ có một lượng máu nhỏ trên băng vết thương, thế nhưng bạn đừng hoang mang vì đây là điều bình thường. Bác sĩ và điều dưỡng sẽ thường xuyên kiểm tra băng cho người bệnh sau mổ. Nhưng nếu bạn thấy máu chảy nhiều hơn bình thường, hãy báo ngay cho bác sĩ.

4. Nhiễm trùng

Nhiễm trùng là biến chứng thường gặp trong bất kỳ cuộc phẫu thuật nào. Với những ca bệnh nhiễm trùng, bác sĩ sẽ cho người bệnh dùng thuốc kháng sinh và kiểm soát tốt vết thương. Để an toàn sau khi mổ, bác sĩ thường cho người bệnh ở lại bệnh viện lâu hơn hoặc với người bệnh đã xuất viện phải quay trở lại bệnh viện trong trường hợp dùng thuốc kháng sinh qua đường truyền tĩnh mạch.

Nếu người bệnh xuất hiện các triệu chứng sau thì gặp bác sĩ hoặc liên hệ với đường dây nóng của bệnh viện, đừng chần chừ:

5. Tụ dịch vết mổ

Chất lỏng tích tụ gần vết thương và xung quanh nách. Điều này xảy ra sau khi nhân viên y tế tháo ống dẫn lưu vết thương. Tình trạng tụ dịch có thể gây:

Tụ dịch ít có thể tự biến mất trong vòng vài tuần. Nếu tụ dịch gây đau thì bác sĩ sẽ rút dịch bằng kim và ống tiêm. Đôi khi chất lỏng có thể tích tụ trở lại sau khi rút ống dẫn lưu.

Các trường hợp tụ dịch tái phát, bác sĩ có thể hút dịch kết hợp bơm thuốc xơ hóa khoang tụ dịch và băng ép chặt lại. Tóm lại, bạn phải đến gặp bác sĩ nếu cảm nhận thấy tụ dịch đang hình thành.

6. Tụ máu xung quanh vị trí phẫu thuật

Đôi khi máu tụ ở các mô xung quanh vết thương cũng gây đau, sưng tấy, đồng thời thấy cứng vùng mổ.

Tùy mức độ khối máu tụ ít hay nhiều mà chúng có thể tự biến mất hoặc có khi kéo dài tình trạng này đến vài tháng. Bác sĩ sẽ làm giảm vết sưng tấy, thậm chí có thể chọc hút và băng ép lại sau khi máu tụ loãng ra. Trường hợp còn ống dẫn lưu, máu tụ có thể làm nghẹt ống dẫn lưu, vì vậy người bệnh hết sức chú ý. Người bệnh và thân nhân cũng báo cho bác sĩ hoặc điều dưỡng nếu quanh vết thương bỗng bị sưng.

7. Đau dây thần kinh

Người bệnh có thể bị tê, ngứa ran hoặc đau nhói ở nách, cánh tay trên, vai hoặc thành ngực. Điều này xuất phát từ tổn thương dây thần kinh trong quá trình phẫu thuật. Các dây thần kinh thường tự phục hồi nhưng có thể mất nhiều tuần hoặc nhiều tháng. Bác sĩ sẽ kê toa thuốc uống để giảm đau dây thần kinh.

8. Cứng khớp vai

Vai người bệnh có thể cứng và đau sau khi phẫu thuật vú hoặc cắt bỏ các hạch bạch huyết vùng nách. Bác sĩ hoặc chuyên gia vật lý trị liệu sẽ hướng dẫn người bệnh các bài tập cần thực hiện sau khi phẫu thuật để cải thiện cử động vai.

9. Cánh tay hoặc bàn tay bị sưng

Người bệnh có thể sưng nhẹ ở cánh tay hoặc bàn tay bên phía ngực đã đoạn nhũ sau khi phẫu thuật. Người bệnh báo cho bác sĩ hoặc điều dưỡng càng sớm càng tốt nếu vết sưng không giảm, đau hoặc nhức ở cánh tay hoặc bàn tay bên mổ.

Người bệnh có nguy cơ bị sưng tấy lâu dài (phù bạch huyết) ở bàn tay và cánh tay sau khi phẫu thuật cắt bỏ các tuyến bạch huyết vùng nách (qua phẫu thuật nạo vét hạch nách). Đây là tình trạng sưng tấy do dịch bạch huyết không thể thoát ra ngoài. Tình trạng này có thể xảy ra bất cứ lúc nào, ngay sau mổ hoặc sau đó nhiều tháng hoặc nhiều năm.

Phù bạch huyết không thể chữa khỏi, tuy nhiên, điều trị sớm có thể giúp kiểm soát tình trạng này. Bác sĩ sẽ trao đổi và hướng dẫn về cách ngừa bệnh phù bạch huyết.

10. Mô sẹo ở nách (dấu hiệu dây thừng)

Một số phụ nữ phát triển mô sẹo ở nách sau khi cắt bỏ hạch bạch huyết. Các mô liên kết ở nách bị viêm, tạo thành một hoặc nhiều dải bó chặt. Điều này thường xảy ra trong vài tuần hoặc vài tháng đầu sau phẫu thuật.

Các mô sẹo được gọi là hội chứng dây thừng hoặc dải xơ sợi hoặc hội chứng mạng nách. Người bệnh có thể cảm thấy một cái gì đó giống như một dây đàn guitar. Nó có thể kéo dài xuống cánh tay qua khuỷu tay, có thể đến tận cổ tay hoặc ngón tay cái.

Việc căng giống dây thừng có thể gây đau và hạn chế cử động cánh tay. Xoa bóp khu vực này thường xuyên có thể giúp cải thiện tình trạng này.

Ngoài ra, nếu người bệnh xuất hiện co giật, bác sĩ sẽ hướng dẫn cách xoa bóp và các bài tập giãn cơ. Việc duy trì luyện tập trong vòng một vài tháng cũng giúp cải thiện các triệu chứng này. Người bệnh hãy dùng thuốc giảm đau chống viêm theo chỉ định của bác sĩ, góp phần cải thiện bệnh.

Các phương pháp điều trị để hạn chế biến chứng cắt bỏ vú

Để hạn chế biến chứng sau phẫu thuật đoạn nhũ, bác sĩ sẽ:

Trao đổi với bác sĩ điều trị khi có những thắc mắc về phương pháp, các biến chứng và cách chăm sóc sau phẫu thuật đoạn nhũ.

điều trị biến chứng sau phẫu thuật đoạn nhũ
Đến gặp bác sĩ khoa Ngoại Vú ngay khi xuất hiện những biến chứng.

Lưu ý để biến chứng phẫu thuật đoạn nhũ không tiến triển nặng

Để hạn chế biến chứng sau phẫu thuật đoạn nhũ, người bệnh cần lưu ý những điều sau [2]:

1. Chăm sóc tại nhà

Đến gặp bác sĩ ngay khi có các dấu hiệu:

2. Chăm sóc cánh tay sau khi cắt bỏ hạch bạch huyết

Bác sĩ sẽ hướng dẫn cách chăm sóc cánh tay sau khi loại bỏ hạch bạch huyết. Ngoài ra, người bệnh cũng cần lưu ý những điều sau:

Khoa Ngoại vú, Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh TP.HCM với đội ngũ chuyên gia đầu ngành, bác sĩ giàu kinh nghiệm trong việc thăm khám, chẩn đoán, tư vấn, điều trị chuyên sâu tất cả các vấn đề liên quan đến tuyến vú nói chung (khối u lành tính, bất thường bẩm sinh, vú sa trễ, vú phì đại…) và ung thư vú nói riêng.

Ngoài ra, bệnh viện còn trang bị các máy móc, trang thiết bị hiện đại từ các nước Âu - Mỹ nhằm chẩn đoán bệnh chính xác nhất như máy siêu âm đàn hồi, máy chụp nhũ ảnh 3D, máy chụp cộng hưởng từ… giúp tất cả người bệnh cảm thấy an tâm và hài lòng khi đến khám và điều trị tại Bệnh viện Tâm Anh TP.HCM.

Bài viết đã cung cấp thông tin về 10 biến chứng sau phẫu thuật đoạn nhũ (cắt bỏ vú) có thể xảy ra. Phẫu thuật đoạn nhũ là một trong nhiều phương pháp điều trị ung thư vú. Để hạn chế biến chứng, người bệnh nên đến cơ sở y tế uy tín, bác sĩ chuyên khoa Ngoại Vú giàu kinh nghiệm trong khám và điều trị bệnh tuyến vú nói chung và ung thư vú nói riêng.

Link nội dung: https://mozart.edu.vn/cac-bien-chung-sau-mo-a6632.html