Mụn cóc: Nguyên nhân, dấu hiệu, chẩn đoán, phòng ngừa

Mụn cóc là bệnh da liễu phổ biến sau mụn trứng cá. Theo thống kê, cứ 4 người thì có 3 người bị mụn cóc vào một thời điểm nào đó trong đời. Vậy mụn cóc là gì? Nguyên nhân, dấu hiệu và phòng ngừa ra sao?

mụn cóc

Mụn cóc là gì?

Mụn cóc là bệnh phổ biến, lành tính, do thượng bì nhiễm Papilloma virus ở người (HPV) qua vết thương hở hoặc vết trầy xước, làm kích thích tăng sinh tế bào nhanh chóng dẫn đến hình thành mụn cóc. Virus HPV này có hơn 100 loại khác nhau, trong đó mụn cóc ở tay, chân thường do nhóm HPV 1,2,4,7,27 hoặc 57 gây ra, mụn cóc sinh dục thường do nhóm HPV 6,11…gây ra. (1)

Vết thương hở và da ẩm là môi trường ưa thích cho vi khuẩn xâm nhập qua da. Các yếu tố miễn dịch tại chỗ và toàn thân gây ảnh hưởng đến sự lây lan. Đặc biệt, những người bệnh có hệ miễn dịch suy giảm (nhất là người nhiễm HIV hoặc ghép thận) có nguy cơ cao phát triển các tổn thương gây khó điều trị.

Mụn cóc có rất nhiều loại khác nhau và thường được đặt tên theo vị trí xuất hiện. Hầu hết, mụn cóc thường không có triệu chứng. Tuy nhiên, có một số loại mụn cóc thường nhạy cảm như những vùng bề mặt chịu trọng lực (dưới chân) gây đau khi đi lại.

Nguyên nhân gây bệnh mụn cóc

Khi vi-rút nhú ở người (HPV) xâm nhập vào vết cắn của da, gây nhiễm trùng và hình thành mụn cóc. Vi-rút lây lan từ người này sang người khác hoặc từ các bộ phận khác nhau của cơ thể thông qua:

Dấu hiệu mụn cóc

Mụn cóc giống như một nốt sần sùi màu da hoặc xám trắng. Hình dạng chúng đôi khi trông giống súp lơ nhiều nhú, có một số loại thì phẳng. Mụn cóc có thể không gây đau, hoặc đau nhiều khi đi lại, tì đè. Ngoài ra còn có những tình trạng khiến người bệnh khó chịu như:

Một số loại mụn cóc rất nhỏ nhưng người bệnh vẫn cảm nhận hoặc nhìn thấy chúng. Đôi khi, mụn cóc sẽ tập hợp thành nhóm, có loại rất lớn có hình dạng giống như thân cây. Hầu hết, các mụn cóc bắt đầu dạng khối u nhỏ, mềm và có khi người bệnh không để ý.

Ai có thể bị mụn cóc?

Bệnh mụn cóc xuất hiện ở mọi lứa tuổi, bao gồm cả nam và nữ. Tuy nhiên, tỷ lệ trẻ em mắc bệnh cao hơn vì môi trường vui chơi của các bé thường chứa nhiều virus HPV như: chơi đất, cát, cắn móng tay, không mang giày dép,… Những người mắc bệnh tự miễn dịch hoặc hệ thống miễn dịch suy yếu bao gồm cả người già rất dễ bị nhiễm vi-rút gây mụn cóc.

Phân loại mụn cóc, vị trí ưa thích?

1. Phân loại

Dưới đây là một số loại mụn cóc thường gặp và triệu chứng: (2)

phân loại mụn cóc
Bệnh mụn cóc xuất hiện ở mọi lứa tuổi và bao gồm cả nam lẫn nữ.

Các vị trí ưa thích

Yếu tố tăng khả năng gây nhiễm mụn cóc

Mụn cóc chủ yếu lây truyền qua việc tiếp xúc trực tiếp với da. Mụn lây lan từ vùng da này sang vùng da khác, từ người này sang người khác. (3)

Mụn cóc có nguy hiểm không? Biến chứng

Mụn cóc không gây nguy hiểm. Đa phần chúng sẽ biến mất và không xảy ra bất kỳ vấn đề nào đáng kể sau khi được điều trị. Tuy nhiên, đôi khi chúng vẫn gây ra những triệu chứng nặng khác:

Mụn cóc có lây không?

Mụn cóc rất dễ lây lan và chủ yếu lây truyền qua tiếp xúc trực tiếp với da như cạy rồi chạm vào vùng khác trên cơ thể. Người bệnh cũng có thể lây thông qua khăn tắm, dao cạo đã chạm vào mụn cóc trên cơ thể người bệnh hoặc người khác.

Khi nào cần gặp bác sĩ?

Nếu nhận thấy xuất hiện những triệu chứng sau đây, người bệnh cần đi gặp bác sĩ để có phương án điều trị thích hợp trước khi tình trạng trở nên tệ hơn: (4)

Chẩn đoán mụn cóc

Chẩn đoán mụn cóc dựa vào các triệu chứng lâm sàng, sinh thiết ít khi dùng đến. Các triệu chứng của mụn cóc gồm:

Ngoài ra, chẩn đoán phân biệt mụn cóc bao gồm:

Mụn cóc có thể tự hồi phục nhất là mụn cóc thông thường, còn những thể khác sau khi điều trị vẫn còn tồn tại trong nhiều năm và tệ hơn nữa là tái phát trong cùng vị trí hoặc ở chỗ khác. Tùy vào tình trạng miễn dịch toàn thân của người bệnh cũng như các yếu tố tại chỗ mà nó sẽ liên quan đến sự tái phát bệnh mụn cóc.

chẩn đoán mụn cóc
Mụn cóc rất dễ lây lan và chủ yếu lây truyền qua tiếp xúc trực tiếp với da.

Cách điều trị mụn cóc

Khi bị mụn cóc, người bệnh nên đến các cơ sở y tế để được tư vấn những phương pháp điều trị phù hợp. Đôi khi, mụn cóc có thể tự biến mất nhưng rất hiếm. Có những trường hợp, người bệnh tự chữa tại nhà và bị biến chứng nặng nề. Dưới đây là các phương pháp trị mụn cóc:

1. Điều trị mụn cóc bằng thuốc bôi

1.1 Acid salicylic

Acid salicylic là lựa chọn điều trị phổ biến. Trước khi thoa acid salicylic, nên ngâm mụn cóc trong nước ấm, sau đó bôi thuốc trực tiếp lên vị trí tổn thương. Dùng đều đặn 2 - 3 tháng để đạt hiệu quả điều trị.

Tuyệt đối không để acid lan sang vùng da xung quanh và đậy kín sau khi sử dụng, bảo quản nơi thoáng mát. Không sử dụng acid salicylic cho bệnh nhân đái tháo đường, tim mạch hay mụn cóc nhiễm trùng,… Trường hợp để thuốc dây vào mắt, cần rửa với nước sạch trong 15 phút, sau đó nhanh chóng đến gặp bác sĩ chuyên khoa mắt để có biện pháp xử lý kịp thời.

1.2 Cantharidin

Cantharidin là chất béo không mùi, không màu, có nguồn gốc từ bọ cánh cứng. Thành phần trong Cantharidin có thể khiến vùng da tổn quanh mụn cóc phồng rộp, sau đó mụn sẽ bong ra. Trên thực tế, sản phẩm này chỉ hoạt động phía trên bề mặt da nên không để lại vết sẹo.

Cantharidin chỉ nên thực hiện bởi bác sĩ chuyên khoa da liễu, vì có thể gây kích ứng da. Ngoài ra, Cantharidin cũng gây đau và khó chịu cho người bệnh. Với mụn cóc lòng bàn chân, việc dùng Cantharidin có thể gây nhiễm trùng hoặc viêm mô tế bào nếu không vệ sinh sạch sẽ.

2. Các phương pháp điều trị mụn cóc ở bệnh viện

2.1 Áp lạnh

Áp lạnh trong điều trị mụn cóc được chia thành nhiều lần. Mỗi lần, bác sĩ sẽ phun nitơ lỏng vào mụn cóc, lúc này 1 vết phồng rộp sẽ hình thành. Sau 1 thời gian, vết phồng rộp và mụn cóc sẽ tự bong tróc.

Áp lạnh bằng nitơ lỏng có thể gây sẹo, tê, không có cảm giác tạm thời hoặc mất sắc tố da vĩnh viễn. Bệnh nhân có da quá sáng hoặc quá sẫm màu không nên điều trị áp lạnh, đặc biệt người bị mụn cóc trên mặt. Kỹ thuật này có thể gây đau nên không được dùng để điều trị mụn cóc ở trẻ nhỏ.

2.2 Phẫu thuật điện/nạo

Phương pháp kết hợp giữa đốt cháy bằng điện và nạo thủ công, áp dụng cho những mụn cóc ở vị trí bằng phẳng, kích thước dưới 2cm. Trước khi phẫu thuật loại bỏ mụn, người bệnh sẽ được gây tê tại chỗ. Đây là phương pháp ít gây nhiễm trùng, nhanh lành vết thương. Tuy nhiên, bệnh dễ tái lại do nhân và rễ mụn không được lấy hết.

2.3 Cắt bỏ

Kỹ thuật này được chỉ định loại bỏ mụn cóc filiform (dạng nhú). Bác sĩ sẽ sử dụng dao mổ để cạo hoặc cắt bỏ mụn cóc.

2.4 Laser

Bác sĩ sẽ sử dụng ánh sáng từ máy Laser CO2 Fractional để đốt nóng và phá hủy các mạch máu nhỏ bên trong mụn cóc. Phương pháp này áp dụng cho bệnh nhân có mụn cóc nặng nhằm loại bỏ triệt để nốt sần sùi trên da, ngăn chặn quá trình lây lan sang vùng da xung quanh. Song, kỹ thuật này có thể gây đau và để lại sẹo.

2.5 Bleomycin

Bleomycin là kháng sinh glycopeptide tan trong nước, có tác dụng độc tế bào, dùng điều trị mụn cóc không đáp ứng với các phương pháp khác. Bleomycin giúp ức chế sự phân chia và tăng trưởng của tế bào. Phương pháp này gây 1 số tác dụng phụ gồm: đau trong và sau khi tiêm, sẹo, thay đổi sắc tố,… Không sử dụng bleomycin ở phụ nữ có thai.

2.6 Liệu pháp miễn dịch

Với những mụn cóc cứng đầu, không đáp ứng các phương pháp điều trị truyền thống, liệu pháp miễn dịch sẽ tác động vào virus gây bệnh, cải thiện tình trạng bệnh. Bác sĩ sẽ sử dụng một số hóa chất, chẳng hạn như diphencyprone (DCP) làm mụn cóc biến mất.

Cách phòng ngừa mụn cóc như thế nào?

Chủ động phòng ngừa là biện pháp hữu hiệu giúp giảm nguy lây lan và hạn chế mụn cóc tái nhiễm. Một số biện pháp phòng ngừa có thể kể đến như:

phòng ngừa mụn cóc
Người bệnh mụn cóc cần có chế độ ăn uống lành mạnh để tăng cường hệ miễn dịch của cơ thể.

Dinh dưỡng cho người bị mụn cóc

Người bệnh mụn cóc cần có chế độ ăn uống lành mạnh để tăng cường hệ miễn dịch của cơ thể, giảm thiểu sự lây lan của các nốt mụn, giúp mụn mau lành. Chẳng hạn như:

Mụn cóc gây mất thẩm mỹ khiến người bệnh tự ti, e ngại tiếp xúc với mọi người. Vì vậy, tốt nhất người bệnh nên đến khám và tham khảo ý kiến bác sĩ để được tư vấn giải pháp phù hợp. Chuyên khoa Da liễu - Thẩm mỹ Da, Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh quy tụ đội ngũ chuyên gia hàng đầu, bác sĩ giàu kinh nghiệm trong điều trị các bệnh về da, thẩm mỹ, bệnh tình dục, ký sinh trùng trên da… cùng trang thiết bị hiện đại nhập khẩu chính hãng từ các nước Âu - Mỹ, giúp người bệnh an tâm điều trị.

Bài viết giải đáp được những thông tin cơ bản về mụn cóc. Nắm rõ được mụn cóc là gì, nguyên nhân, dấu hiệu, chẩn đoán, đặc biệt là cách phòng ngừa bệnh mụn cóc. Nếu bạn rơi vào tình trạng trên, đừng ngần ngại đến gặp ngay bác sĩ để điều trị sớm.

Link nội dung: https://mozart.edu.vn/cac-loai-mun-o-tay-a7040.html