Bé chậm tăng cân, chững cân là nỗi lo chung của nhiều mẹ đang nuôi con nhỏ. Các mẹ luôn muốn tìm cách giúp bé tăng cân nhanh chóng mà vẫn đảm bảo an toàn. Vậy, mẹ cần lưu ý gì?
Làm sao để biết được khi nào trẻ chậm tăng cân? Có 2 cách đơn giản để bạn có thể đánh giá sự tăng trưởng của trẻ về cân nặng xem con có tăng cân đủ hay không chính là dựa vào nhật ký cân nặng và biểu đồ tăng trưởng của trẻ. Cụ thể:
Làm sao cho bé tăng cân? Trước tiên bạn cần tìm hiểu xem nguyên nhân bé không tăng cân là gì, vì sao bé lại gặp tình trạng tăng cân chậm này.
Một số yếu tố có thể gây ra tình trạng tăng cân chậm ở trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ, từ tình trạng bệnh lý đến việc bố mẹ chăm sóc sai cách. Nhìn chung, bất kỳ điều gì cản trở khả năng ăn hoặc khả năng tiêu hóa thức ăn của bé đều có thể dẫn đến chậm tăng cân. Cụ thể, một số nguyên nhân và yếu tố thường gặp bao gồm:
Ép bé ăn không phải là một cách giúp bé tăng cân khoa học mà ngược lại có thể gây ra tác dụng ngược. Nếu bạn chưa biết làm sao để bé tăng cân, có thể tham khảo một số bí quyết giúp bé tăng cân nhanh chóng dưới đây.
Với các trường hợp bé chậm tăng cân, chưa đạt cân nặng phù hợp theo biểu đồ tăng trưởng, bạn có thể tham khảo một số bí quyết giúp bé tăng cân hiệu quả như:
Nếu bé gầy và nhẹ cân, việc đầu tiên cần làm chính là đảm bảo rằng hầu hết các bữa ăn, dù là bữa chính hay bữa phụ, đều cần phải đầy đủ về lượng và về chất. Các món ăn phải cung cấp đủ năng lượng theo nhu cầu của trẻ cũng như bổ sung đủ các nhóm chất dinh dưỡng cần thiết. Các bữa ăn của trẻ cần đủ 4 nhóm dưỡng chất bao gồm: Carbohydrate (nhóm chất bột đường) - Protein (chất đạm) - Chất béo - Vitamin và khoáng chất.
Bên cạnh đó, chế độ dinh dưỡng của trẻ cũng nên luôn bổ sung thêm Sữa bởi Sữa có đầy đủ các chất dinh dưỡng cần thiết và dễ tiêu hóa hấp thu.
Chế độ ăn theo từng độ tuổi:
Xem thêm:
Một cách giúp bé tăng cân hiệu quả chính là tạo cảm giác ngon miệng và vui vẻ khi trẻ ăn. Cần thay đổi món ăn trong từng bữa, từng ngày, đa dạng các loại món ăn cũng như thay đổi nhiều cách chế biến khác nhau. Khi cho trẻ ăn, nên chú ý trang trí món ăn đẹp mắt, ưu tiên các màu sắc sặc sỡ như cam, đỏ, vàng,… kết hợp để kích thích cảm giác thèm ăn ở trẻ.
Khi cho bé thử các loại thực phẩm mới nhằm giúp bé tăng cân nhanh chóng, cần lưu ý thử với từng loại thực phẩm. Đợi 1-3 ngày trước khi cho bé thử với loại thực phẩm khác. Theo dõi xem bé có các triệu chứng của dị ứng thực phẩm hay không. (2)
Một cách giúp trẻ tăng cân đều hơn chính là ưu tiên các loại thực phẩm giàu protein tốt như trứng, sữa, bơ đậu phộng và loại bơ hạt khác, các loại đậu,… Ngoài ra, những loại thực phẩm giàu carbs như cơm, cháo, bánh mì, mì ống nguyên cám, khoai tây, khoai lang, ngô, ngũ cốc,… cũng có thể giúp trẻ tăng cân tốt hơn. (3, 4)
2 nhóm carbs và protein sẽ là 2 nhóm thực phẩm đóng vai trò chính trong việc tăng cân của trẻ, giúp trẻ khắc phục tình trạng chững cân, chậm tăng cân.
Một bí quyết giúp bé tăng cân nhanh và hiệu quả chính là cho bé ăn nhiều bữa hơn. Ngoài 3 bữa chính, cần cho bé ăn thêm từ 2-3 bữa phụ với các món ăn giàu calo, protein, carbs cũng như các nhóm dưỡng chất khác (sữa, các chế phẩm của sữa như sữa chua, flan,…), kem, chè, bánh, khoai, bắp, …
Sữa và các sản phẩm từ sữa giúp cung cấp năng lượng đáp ứng nhu cầu cho bé. Khi bé chuyển qua giai đoạn ăn dặm nhưng chậm tăng cân, chững cân, bạn có thể kết hợp cho bé uống thêm sữa cũng như các sản phẩm từ sữa để bé có thể tăng cân tốt hơn, đạt được cân nặng thích hợp với độ tuổi của bé.
Tập cho con thói quen ăn đúng bữa, đúng giờ là một điều vô cùng cần thiết để giúp bé tăng cân nhanh chóng và phát triển một cách khỏe mạnh. Khi bé ăn uống đúng giờ, đúng bữa, có khoảng cách giữa các bữa ăn thì hệ tiêu hóa của bé sẽ có thời gian nghỉ ngơi để chuyển hóa các loại thực phẩm mà bé đã ăn sang dạng năng lượng và các chất dinh dưỡng.
Việc ăn uống không điều độ cũng dễ gây rối loạn tiêu hóa, các vấn đề liên quan đến dạ dày thực quản, bé no ngang làm giảm lượng ăn trong bữa chính làm bé không nhận đủ dinh dưỡng cần thiết.
Một lưu ý quan trọng khi thực hiện những cách giúp bé tăng cân đó chính là không ép bé ăn. Tốt nhất hãy để bé thoải mái trong các bữa ăn của mình.
Khi thấy bé chững cân, chậm tăng cân, nhiều bố mẹ có tâm lý ép bé để bé có thể ăn được nhiều hơn. Tuy nhiên, việc này sẽ vô tình khiến bé áp lực khi đến giờ ăn, dẫn đến chán ăn, ăn không ngon miệng và khó hấp thu được các dưỡng chất trong món ăn. Không chỉ vậy, việc ép bé ăn khi bé đã no còn dễ gây tình trạng rối loạn tiêu hóa, trào ngược dạ dày do ăn quá nhiều, dẫn đến buồn nôn, nôn ói.
Việc ép bé ăn diễn ra trong thời gian dài còn có thể dẫn đến các tổn thương về tâm lý, tạo ra khoảng cách giữa con cái và bố mẹ hay người chăm sóc.
Làm sao để bé tăng cân? Bố mẹ và người chăm sóc bé nên khuyến khích để bé vận động nhiều hơn. Vận động sẽ giúp bé có thể tăng khối lượng cơ để tăng cân. Ngoài ra, việc vận động và tập những trò chơi thể dục nhẹ nhàng, phù hợp với độ tuổi của bé sẽ tăng cường sức khỏe tổng thể nói chung và sức khỏe hệ tiêu hóa nói riêng, giúp kích thích bé ăn ngon miệng hơn và hấp thu tốt hơn.
Nước cần thiết cho quá trình tiêu hóa, chuyển hóa thức ăn, chống táo bón. Vì vậy cần thiết cho trẻ uống đủ nước hàng ngày.
Tuy nhiên ở trẻ nhỏ ăn cháo và uống sữa đã có nhiều nước thì không nhất thiết ép trẻ uống nước thêm nhiều. Hãy quan sát nước tiểu của trẻ, sao cho đi tiểu có máu vàng nhạt là tốt. Nước tiểu vàng sậm là phải cho uống thêm nước lọc, sữa, nước trái cây, … Khi trẻ sốt hay bệnh hô hấp có thở nhanh, tiêu chảy, nôn ói, … cơ thể sẽ bị mất nước nhiều hơn và cần bù lại lượng nước cũng như điện giải đã mất.
Giun là loài ký sinh trùng sống trong ruột người. Nhiễm giun gây ra tình trạng dinh dưỡng kém, thiếu máu thiếu sắt và còi cọc suy dinh dưỡng do giun tiêu thụ các chất dinh dưỡng từ thức ăn trong đường ruột. Trẻ từ 2 tuổi trở lên nên tẩy giun định kỳ 2 lần/năm để tránh nhiễm giun.
Ngoài ra, nên thăm khám dinh dưỡng và sức khỏe định kỳ cho trẻ để sớm phát hiện các bệnh lý nguy hiểm với sức khỏe, gây ảnh hưởng đến khả năng hấp thụ các dưỡng chất trong cơ thể làm trẻ không tăng cân được.
Nếu đã áp dụng nhiều cách giúp bé tăng cân nhưng cân nặng của bé vẫn không thay đổi hoặc bé tăng cân chậm, bạn nên đưa bé đến thăm khám tại cơ sở y tế có chuyên khoa nhi, dinh dưỡng. Hệ thống Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh có sự phối hợp giữa bác sĩ chuyên khoa Nhi cùng bác sĩ, chuyên gia dinh dưỡng tại khoa Dinh dưỡng Tiết chế, giúp chẩn đoán chính xác nhất về tình trạng của bé cũng như đưa ra phác đồ chăm sóc, điều trị hợp lý, giúp bé cải thiện cân nặng hiệu quả.
Ba mẹ có thể đặt lịch cho bé thăm khám tại Hệ thống Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh thông qua website, fanpage Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh hoặc liên hệ trực tiếp đến hotline 024 3872 3872 - 024 7106 6858 (Hà Nội), 093 180 6858 - 0287 102 6789 (TP.HCM) để được hỗ trợ.
Để đặt lịch thăm khám, tư vấn về sức khỏe tại Hệ thống Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh, Quý khách vui lòng liên hệ trực tiếp qua:
Nhìn chung, bí quyết giúp bé tăng cân trước tiên nằm ở việc cần hiểu được thể trạng của bé cũng như nguyên nhân bé chậm tăng cân, chững cân là gì. Từ đó bạn có thể tìm được cách giúp bé tăng cân an toàn, phù hợp và mang đến hiệu quả tốt nhất. Nếu tình trạng bé không tăng cân kéo dài, nên đưa bé đến các bệnh viện thăm khám để được chẩn đoán nguyên nhân và tư vấn phương pháp điều trị.
Link nội dung: https://mozart.edu.vn/sua-tang-can-hieu-qua-a72047.html