Cãi vã, đánh nhau, uống rượu bia khi chưa đủ tuổi,... là những điều mà một thanh thiếu niên có thể làm ra khi họ bước vào độ tuổi “bất trị”. Vậy chính xác bất trị là gì? Tại sao nhiều người lại gọi độ tuổi thanh thiếu niên là độ tuổi bất trị? Hãy cùng tìm hiểu rõ hơn về vấn đề này qua bài viết dưới đây của chúng tôi.
Độ tuổi thanh thiếu niên là giai đoạn cuộc đời nằm giữa một đứa trẻ và một người trưởng thành, nó còn thường hay được gọi với cái tên là tuổi “bất trị”, “tuổi phản nghịch”, “tuổi nổi loạn”. Bởi vì đa phần những đứa trẻ khi bước vào độ tuổi này đều trở nên “bất trị”, nghĩa là họ ngang bướng, khó bảo, không chịu nghe lời, không thể khuyên răn, dạy bảo được.
Trên thực tế, đây là một cuộc đấu tranh đối với cả thanh thiếu niên và phụ huynh. Khi một đứa trẻ phát triển đến độ tuổi thiếu niên và bắt đầu chuyển dần sang tuổi trưởng thành, mong muốn về sự độc lập, không gian và đặc quyền riêng của họ cũng được phát triển theo. Sự nổi loạn, bất trị của thanh thiếu niên là một phần của sự phát triển xã hội nhằm giúp họ phát triển bản sắc độc lập với cha mẹ hoặc gia đình và phát triển khả năng đưa ra quyết định độc lập. Họ có thể thử nghiệm các vai trò, hành vi và hệ tư tưởng khác nhau như một phần của quá trình phát triển bản sắc riêng biệt.
Tâm lý học ngày nay chia sự nổi loạn, bất trị của thanh thiếu niên thành hai nhóm cơ bản.
Nhóm đầu tiên là sự phản nghịch chống lại xã hội. Kiểu nổi loạn này còn được gọi là sự không tuân theo khuôn mẫu. Trong đó, các thanh thiếu niên làm nhiều việc có thể gọi là kì lạ một cách chăm chỉ nhằm muốn nổi bật hoặc khác biệt với xã hội. Họ có thể chọn cách hành động hoặc thể hiện theo một cách nhất định nào đó để phản đối các chuẩn mực xã hội. Kiểu nổi loạn này thường diễn ra trong môi trường học thuật.
Loại nổi loạn thứ hai là chống lại quyền lực của người lớn, nó còn được gọi là sự không tuân thủ kỷ luật. Việc không tuân thủ kỷ luật này có thể bắt đầu từ việc nhỏ như vạch ra một ranh giới bất tuân với bất kỳ luật lệ hoặc giới hạn mà họ không thích trong gia đình. Nhưng nó cũng có thể phát triển thành sự coi thường và thách thức trắng trợn với các quy tắc hoặc luật pháp ngoài xã hội.
Tính bất trị và sự nổi loạn của thanh thiếu niên là tình trạng phổ biến và là một trong những nguyên nhân hàng đầu dẫn đến xung đột giữa cha mẹ và con cái ở tuổi thanh niên.
Sự nổi loạn là một phần rất bình thường của sự trưởng thành và phát triển ở mỗi con người. Giai đoạn phát triển này báo hiệu nhu cầu độc lập và bản sắc riêng của thanh thiếu niên.
Hãy thông cảm và hiểu rằng sự bất trị của con mình khi đang độ tuổi thiếu niên là một điều hết sức bình thường và tự nhiên, vì họ đang cố gắng tìm hiểu về con người, tính cách, mình là ai và mình có thể đi được bao xa. Cha mẹ có thể:
Giờ thì bạn đã biết bất trị là gì. Là cha mẹ, bạn hãy cố gắng tìm hiểu lý do tại sao con lại bất trị và đưa ra hướng xử lý đúng đắn. Luôn nhớ rằng ở thời điểm này, nhu cầu phát triển độc lập, tự do về không gian, thời gian và cái tôi của bản thân con đang tăng cao. Hãy hướng dẫn cho con để con có thể phát triển theo hướng tốt nhất chứ không phải là gò bó và đàn áp tinh thần, thể chất của con, bởi việc này hoàn toàn có thể bị phản tác dụng.
Xem thêm:
Link nội dung: https://mozart.edu.vn/bat-tri-la-gi-a72270.html