Đau đầu căng cơ: Nguyên nhân, triệu chứng và cách điều trị

Đau đầu căng thẳng hay mọi người vẫn thường gọi là đau đầu căng cơ, nhức đầu căng cơ có thể xảy ra ở mọi độ tuổi. Vậy, đau đầu căng thẳng là bệnh gì, bệnh có nguy hiểm không? Người bệnh cần xác định nguyên nhân gây bệnh và điều trị theo chỉ định từ bác sĩ.

đau đầu căng cơ

Đau đầu căng thẳng là những cơn đau 2 bên đầu đặc trưng, không đau nhói, cường độ đau từ nhẹ đến trung bình, thường được mô tả là có cảm giác đau âm ỉ như bị bóp, ép hoặc xiết chặt quanh đầu. Trong bài viết sau đây, xin phép được thông tin đến mọi người những kiến thức cơ bản về đau đầu căng thẳng bằng khái niệm quen thuộc là: đau đầu căng cơ hay nhức đầu căng cơ. (1)

Một số thống kê trên thế giới về đau đầu căng cơ:

Tỷ lệ mắc bệnh: Đau đầu căng cơ trong ở các đối tượng từ 12 đến 41 tuổi là 86%, hơn nữa tỷ lệ mắc có thể đang tăng lên.

Vai trò của giới tính và tuổi tác: Nhức đầu căng thẳng có thể gặp ở mọi lứa tuổi, nữ giới có tỷ lệ mắc đau đầu căng cơ nhiều hơn so với nam giới, đặc biệt là đối với các phân nhóm từng đợt và mãn tính của bệnh lý này.

Đau đầu căng thẳng hay đau đầu căng cơ là gì?

Đau đầu căng thẳng thường được mọi người nhắc bằng khái niệm đau đầu căng cơ hay nhức đầu căng cơ. Đây là những cơn đau đầu đặc trưng bởi đau hai bên đầu, không đau nhói, cường độ đau từ nhẹ đến trung bình. Theo thống kê, đau đầu căng cơ là loại đau đầu phổ biến nhất và là bệnh lý thần kinh thường gặp. Đối tượng dễ mắc là những người thường xuyên ngồi lâu ở một tư thế cố định, làm công việc áp lực đầu óc căng thẳng, không gian chật hẹp thiếu oxy. Ngoài ra, bệnh đau đầu căng cơ còn có thể xảy ra khi xuất hiện căng thẳng kéo dài do vấn đề tâm lý, trầm cảm,…

Dựa vào các mức độ và tần suất xuất hiện của các cơ đau có thể phân loại triệu chứng đau đầu căng cơ thành 3 loại chính:

nhức đầu căng cơ
Nhức đầu căng thẳng có thể xảy ra ở bất kỳ ai, đặc biệt là đối tượng ít vận động làm công việc đầu óc căng thẳng

Nguyên nhân đau đầu căng cơ

Hiện nay, nguyên nhân chính xác gây nên những cơn đau đầu căng cơ vẫn chưa được xác định một cách cụ thể. Tuy nhiên, một vài yếu tố đã được chỉ ra có tác động ảnh hưởng đến nhức đầu căng cơ: (2)

Triệu chứng đau đầu căng cơ là gì?

Biểu hiện chính của một cơn đau đầu căng cơ là đau đầu nhẹ đến trung bình, hai bên đầu, không đau nhói, mà không có đặc điểm đau nghiêm trọng hoặc đau một bên đầu theo kiểu mạch đập. (3)

Các mô tả của người bệnh thường gặp:

triệu chứng đau đầu căng cơ
Thông thường triệu chứng đau đầu căng cơ phổ biến sẽ là đau và căng tức vùng da đầu, căng cơ cổ, vai, gáy,…

Đau đầu căng cơ có nguy hiểm không?

Đau đầu căng cơ có nguy hiểm không là thắc mắc của nhiều người. Nhức đầu căng cơ được bác sĩ khẳng định rằng không gây tác động trực tiếp ảnh hưởng đến tính mạng. Tuy nhiên, tình trạng này kéo dài sẽ ảnh hưởng lớn đến cơ thể, cả về thể chất lẫn tinh thần của người bệnh.

Theo thống kê trên thế giới tỷ lệ đau đầu căng cơ phổ biến hơn và tổng chi phí cao điều trị cao hơn so với đau nửa đầu. Những người mắc nhức đầu căng cơ từng đợt trung bình 9 ngày nghỉ việc và 5 ngày giảm hiệu quả công việc, trong khi những người mắc nhức đầu căng cơ mãn tính báo cao trung bình 27 ngày nghỉ việc và 20 ngày giảm hiệu quả công việc. Đối tượng đau đầu căng cơ có chất lượng cuộc sống kém hơn, đặc biệt những người có bệnh mãn tính đi kém và tiếp tục phải chịu đựng những năm tháng tuổi già.

Cách chẩn đoán đau đầu căng cơ

Chẩn đoán nhức đầu căng cơ thông qua đặc tính của những triệu chứng

Để có thể chẩn đoán bệnh đau đầu căng cơ được chính xác, người bệnh cần theo dõi, ghi nhận những biểu hiện cơn đau của mình và mô tả chi tiết với bác sĩ. Từ những đặc tính sau đây, bác sĩ điều trị sẽ nắm rõ hơn về tình trạng nhức đầu căng cơ của người bệnh: (4)

Tiêu chuẩn chẩn đoán: Bảng phân loại quốc tế về đau đầu ấn bản thứ 3 (ICHD -3) đưa ra tiêu chuẩn chẩn đoán cho đau đầu căng cơ từng cơn và mãn tính.

1. Tiêu chí ICHD 3 cho đau đầu căng cơ từng đợt:

Tiêu chí ICHD 3 cho đau đầu căng cơ từng đợt yêu cầu ít nhất 10 cơn đau đầu, mỗi cơn kéo dài 30 phút đến 7 ngày hoặc số cơn xuất hiện trung bình từ 1 đến 14 ngày mỗi tháng, đáp ứng các điều kiện sau:

Có ít nhất hai trong số những điều kiện sau đây:

Đáp ứng hai điều kiện sau đây:

2. Tiêu chí ICHD 3 cho đau đầu căng cơ mãn tính:

Tiêu chí ICHD 3 cho đau đầu căng cơ mãn tính yêu cầu đau đầu kéo dài hàng giờ đến hàng ngày hoặc đau không giảm, xảy ra trung bình >15 ngày mỗi tháng trong hơn 3 tháng (>180 ngày mỗi năm) và đáp ứng những điều sau:

Có ít nhất hai trong số những điều kiện sau đây:

Đáp ứng hai điều kiện sau đây:

Đau đầu căng cơ từng đợt không thường xuyên được chẩn đoán nếu các cơn đau đầu xuất hiện trung bình <1 ngày mỗi tháng (<12 ngày mỗi năm).

Đau đầu căng cơ cần phân biệt với các tình trạng đau đầu nào?

Đau đầu căng cơ cần phân biệt với các tình trạng đau đầu khác khi có các triệu chứng không điển hình, triệu chứng trùng lặp với các loại đau đầu khác, khi người bệnh không có đầy đủ các triệu chứng.

Phân biệt đau đầu căng cơ với các loại đau đầu khác thông qua các công cụ nào?

Bác sĩ điều trị có thể sẽ chỉ định người bệnh thực hiện các xét nghiệm liên quan, để có thể đưa ra được chẩn đoán chính xác và loại trừ các chẩn đoán nguy hiểm khác:

chẩn đoán đau đầu căng cơ
Để chẩn đoán chính xác tình trạng nhức đầu căng cơ bác sĩ có thể sẽ yêu cầu người bệnh thực hiện: chụp CT, chụp MRI, chọc dò tủy sống,…

Cách điều trị đau đầu căng cơ

Điều trị đau đầu căng cơ bằng cách dùng thuốc

Điều trị cơn nhức đầu căng cơ hiệu quả sẽ giúp cải thiện hoặc giải quyết cơn đau một cách bền vững. Tuy nhiên đa số người bệnh thường tự mua các loại thuốc giảm đau mà không tham khảo ý kiến bác sĩ, thật không may việc sử dụng lặp đi lặp lại các loại thuốc giảm đau có thể dẫn đến đau đầu do lạm dụng thuốc. (5)

Sử dụng thuốc điều trị sẽ tập trung vào 2 mục tiêu chính:

1. Sử dụng thuốc điều trị cắt cơn đau cấp

Điều trị cắt cơn đau hiệu quả nhất bác sĩ thường khuyến cáo bệnh nhân nên uống thuốc ngày khi bắt đầu cơn đau. Có nhiều loại thuốc kê đơn và không cần kê đơn, có sẵn để giảm cơn đau cấp:

2. Sử dụng thuốc phòng ngừa tái phát cơn (dự phòng cơn)

Mục tiêu của dự phòng cơn là giảm tần suất cơn, giảm mức độ nghiêm trọng và thời gian, cải thiện khả năng đáp ứng để điều trị các cơn đau cấp, cải thiện chức năng và giảm khiếm khuyết. Để đạt được lợi ích tối đa đòi hỏi sự hợp tác của người bệnh và bác sĩ. Một số loại thuốc phòng ngừa được khuyến cáo bao gồm:

Điều trị đau đầu căng cơ bằng cách loại bỏ các nguyên nhân khởi phát

Để có thể điều trị đau đầu căng cơ bằng cách này, người bệnh cần quan sát và theo dõi những biểu hiện cơn đau của mình một cách chi tiết về khởi phát cơn đau, tần suất và mức độ đau, các yếu tố làm nặng hơn cơn đau, thời điểm xuất hiện cơn đau,… Từ đó, người bệnh sẽ tìm ra được các yếu tố tác động gây ra nhức đầu căng cơ và dần loại bỏ chúng:

ngủ đủ giấc điều trị đau đầu căng cơ
Ngủ đủ giấc, duy trì chế độ sống lành mạnh tích cực để xua tan cơn đau đầu căng cơ

Điều trị đau đầu căng cơ bằng cách bổ sung thực phẩm cần thiết cho cơ thể

Người bệnh cần hạn chế nạp vào cơ thể những thực phẩm chứa nhiều monosodium glutamate, histamin, tyramine để loại bỏ tác nhân gây nhức đầu căng cơ. Đồng thời nên bổ sung thêm các thực phẩm giàu vitamin, chất dinh dưỡng tốt cho cơ thể như rau xanh, trái cây. Bên cạnh đó để kết quả điều trị được hiệu quả cao nhất người bệnh đau đầu căng cơ cũng phải loại bỏ các tác nhân xấu như rượu bia, thuốc lá, chất kích thích khác,…

Cách giảm nhức đầu căng cơ tại nhà

Thư giãn và nghỉ ngơi hợp lý

Dù nhức đầu căng cơ cấp tính hay mạn tính thì người bệnh cũng có thể áp dụng một số phương pháp thư giãn tại nhà sau đây:

Hít thở đúng cách

Hít thở sâu đúng cách sẽ giúp kích thích khả năng giải phóng endorphin trong cơ thể. Hormone này sẽ giúp cải thiện triệu chứng đau đầu căng cơ, giảm bớt các phản ứng căng thẳng của cơ thể. Người bệnh có thể học cách hít thở như sau:

Người bệnh cần thực hiện bài tập hít thở này trong ít nhất 10 phút để cơ thể có thể tự điều chỉnh cơn đau đầu căng cơ.

Chườm nóng hoặc lạnh lên vùng xuất hiện cơn đau

Người bệnh có thể chọn chườm lạnh hoặc chườm nóng tại nhà để làm dịu những cơn nhức đầu căng cơ.

chườm đá giảm đau đầu căng cơ
Phương pháp chườm lạnh hoặc nóng tại nhà có thể hỗ trợ làm dịu những cơn nhức đầu căng cơ

Để sớm chẩn đoán và điều trị nhức đầu căng cơ, người bệnh có thể đặt lịch khám với bác sĩ chuyên khoa Nội Thần kinh, Trung tâm Thần kinh, Hệ thống Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh, tại:

Cách phòng ngừa đau đầu căng cơ

Nhức đầu căng cơ kéo dài sẽ gây ảnh hưởng lớn đến thể chất lẫn tinh thần của người bệnh. Để có thể phòng ngừa nhức đầu căng cơ, mọi người nên thực hiện những điều sau đây:

Duy trì cơ thể khỏe mạnh và tránh các yếu tố nguy cơ có thể giúp mọi người phòng ngừa những cơn đau đầu căng cơ hiệu quả. Trên đây là những thông tin y khoa góp phần giải đáp các thắc mắc của bạn về đau đầu căng cơ có nguy hiểm không, đau đầu căng cơ là bệnh gì, điều trị đau đầu căng cơ bằng cách nào. Nếu bạn nghi ngờ bản thân đang gặp phải tình trạng đau đầu căng cơ hay nhức đầu căng cơ, nên đến cơ sở y tế để được bác sĩ thăm khám và điều trị sớm nhất.

Link nội dung: https://mozart.edu.vn/dau-da-dau-a9694.html