Xét nghiệm nội tiết là gì?

Các tuyến nội tiết tuyến giáp, tuyến yên, tuyến thượng thận… chịu trách nhiệm tạo ra các hormone cần thiết cho hoạt động của cơ thể: trao đổi chất, tăng trưởng, khả năng tình dục, sinh sản… (1)Khi rối loạn nội tiết, cơ thể bị sản xuất quá nhiều hoặc không đủ hormone để hoạt động bình thường. Các triệu chứng do vấn đề từ hệ thống nội tiết: mệt mỏi, suy nhược, rối loạn chuyển hóa… dễ bị nhầm lẫn với nhiều tình trạng sức khỏe khác. Xét nghiệm nội tiết giúp bác sĩ chẩn đoán, xác định chính xác vấn đề của hệ thống nội tiết và lên kế hoạch điều trị hiệu quả.

Đọc thêm

Các chỉ số quan trọng trong xét nghiệm nội tiết

Đọc thêm

1. Xét nghiệm máu cortisol

Hormone cortisol có tác dụng giảm căng thẳng về thể chất do bệnh tật, chấn thương hoặc nguyên nhân khác. Tuyến yên và tuyến thượng thận đều sản xuất cortisol. Các bác sĩ Trung tâm Xét nghiệm, BVĐK Tâm Anh TP.HCM đạt chuẩn ISO 15189 : 2012 sử dụng xét nghiệm máu cortisol để đo lượng cortisol trong máu. Sau đó, trả kết quả nhanh chóng trực tiếp cho bác sĩ khoa Nội tiết - Đái tháo đường để chẩn đoán các vấn đề tiềm ẩn với các tuyến này. (2)

Đọc thêm

2. Xét nghiệm tuyến giáp

Xét nghiệm tuyến giáp dùng kiểm tra các các rối loạn tuyến giáp như suy giáp hoặc cường giáp. Tùy vào triệu chứng, biểu hiện mà bác sĩ khoa Nội tiết - Đái tháo đường sẽ chỉ định xét nghiệm máu đo lượng hormone tuyến giáp sản xuất, gồm: hormone kích thích tuyến giáp (TSH), thyroxine (T4) và các hormone khác.

Đọc thêm

3. Siêu âm tuyến giáp/tuyến cận giáp

Siêu âm tuyến giáp và tuyến cận giáp là kỹ thuật sử dụng sóng âm tần số cao để ghi nhận hình ảnh của tuyến giáp ở cổ để kiểm tra có bất thường không, đánh giá các cấu trúc dạng nang hay nhân đặc trong tuyến giáp, khối u ác tính, các nốt sần kích thước nhỏ ở cổ…

Đọc thêm

4. Sinh thiết tuyến giáp

Khi sinh thiết tuyến giáp, bác sĩ lấy mẫu mô nhỏ từ tuyến giáp, kiểm tra dưới kính hiển vi để kiểm tra có ung thư không. Sinh thiết đưa ra 4 kết quả:

Đọc thêm

5. Kiểm tra prolactin

Prolactin là một loại hormone do tuyến yên tạo ra, điều chỉnh chức năng sinh sản ở cả phụ nữ và nam giới. Rối loạn prolactin có thể dẫn đến vô sinh, rối loạn cương dương và nhiều vấn đề khác. Nếu người bệnh có các triệu chứng rối loạn prolactin sẽ giảm hoặc mất ham muốn tình dục, chán ăn, mệt mỏi, hay căng thẳng, khó chịu, rối loạn kinh nguyệt…, bác sĩ có thể yêu cầu xét nghiệm máu prolactin để kiểm tra mức độ hormone này.

Đọc thêm

6. Chỉ số estrogen

Hormone estrogen đóng nhiều vai trò khác nhau trong hệ thống sinh sản của cả nam và nữ. Ở phụ nữ, estrogen có chức năng kích thích sự phát triển của nang trứng; duy trì độ dày của thành âm đạo và thúc đẩy quá trình bôi trơn; tăng cường, duy trì màng nhầy lót tử cung, điều chỉnh dòng chảy và độ dày của chất nhầy tiết ra; hình thành các mô vú, giúp ngừng chảy sữa sau khi cai sữa. (3)Buồng trứng, tuyến thượng thận và các mô mỡ sản xuất estrogen. Cả phụ nữ và nam giới đều có hormone estrogen nhưng phụ nữ tạo ra nhiều hơn. Có nhiều loại estrogen khác nhau:Nếu hàm lượng estrogen trong cơ thể mất cân bằng sẽ dẫn đến kinh nguyệt không đều hoặc vô kinh, bốc hỏa, đổ mồ hôi ban đêm, khối u ở vú và tử cung, buồn chán, khó chịu, tăng cân, khô âm đạo, khô da, rụng tóc…

Đọc thêm

7. Chỉ số testosterone

Hormone testosterone có cả ở nam giới và phụ nữ. Ở nam giới, tinh hoàn chủ yếu tạo ra testosterone. Ở phụ nữ, buồng trứng tạo ra testosterone với số lượng nhỏ hơn nhiều. Việc sản xuất testosterone bắt đầu tăng đáng kể ở tuổi dậy thì và bắt đầ...

Đọc thêm

8. Chỉ số progesterone

Hormone progesterone tham gia vào quá trình phát triển của tuyến vú và niêm mạc tử cung. Phụ nữ bình thường có nồng độ progesterone dao động trong khoảng từ 5-20 ng/mL. Hormone này có tác dụng điều hòa kinh nguyệt và hỗ trợ mang thai, kích thích tiết sữa. Sự tăng cao bất thường của lượng hormone này đem lại nhiều ảnh hưởng không tốt với một số biểu hiện phổ biến như: mọc mụn, mệt mỏi, suy giảm ham muốn tình dục… Nhưng nếu progesterone tăng cao ở phụ nữ đang mang thai thì hoàn toàn bình thường vì giúp thai nhi được bảo vệ tốt hơn. (5)Bác sĩ kiểm tra progesterone nhằm mục đích:Nồng độ progesterone được đo thông qua xét nghiệm máu. Mức progesterone dao động trong suốt chu kỳ kinh nguyệt, vì vậy mức độ này có thể thay đổi trong các thời điểm khác nhau của chu kỳ kinh nguyệt và thai kỳ.

Đọc thêm

Chi phí xét nghiệm nội tiết phụ thuộc vào những yếu tố nào?

Đọc thêm

1. Bao nhiêu loại xét nghiệm nội tiết được chỉ định thực hiện?

Tại khoa Nội tiết - Đái tháo đường, BVĐK Tâm Anh TP.HCM, bác sĩ sẽ thăm hỏi tình trạng sức khỏe, quan sát triệu chứng, biểu hiện của người bệnh… Tùy vào tình trạng sức khỏe của từng bệnh nhân mà bác sĩ chỉ định thực hiện một hay nhiều xét nghiệm khác nhau. Nhiều trường hợp, sau khi có kết quả xét nghiệm này, nếu thấy bất thường, bác sĩ sẽ tiếp tục chỉ định thực hiện xét nghiệm khác.

Đọc thêm

2. Phương pháp thực hiện xét nghiệm nội tiết

Tùy tình trạng bệnh mà bác sĩ sẽ chỉ định phương pháp xét nghiệm nội tiết phù hợp. Tuy nhiên, kỹ thuật hiện đại, cùng trang thiết bị y tế chất lượng cao sẽ giúp kết quả chính xác, nhanh chóng.

Đọc thêm

3. Chọn cơ sở y tế tiến hành xét nghiệm

Chọn cơ sở y tế để xét nghiệm là điều quan trọng cần lưu ý. Bởi nơi có thiết bị máy móc hiện đại cùng bác sĩ giỏi sẽ cho kết quả nhanh chóng, chính xác, tiết kiệm thời gian và chi phí. Trung tâm xét nghiệm BVĐK Tâm ...

Đọc thêm

Chi phí khám nội tiết tại Bệnh viện Đa Khoa Tâm Anh

Khoa Nội tiết - Đái tháo đường, Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh TP.HCM với các bác sĩ giỏi, nhiều năm kinh nghiệm chinh chiến cùng người bệnh luôn tận tình thăm, khám, điều trị tối ưu. Thông tin chi phí khám áp dụng từ ngày 01/...

Đọc thêm

Bạn đã thích câu chuyện này ?

Hãy chia sẻ bằng cách nhấn vào nút bên trên

Truy cập trang web của chúng tôi và xem tất cả các bài viết khác!

Mozart