Hệ thống phun xăng điện tử đã không còn quá xa lạ trong động cơ của một chiếc mô tô phân khối lớn hiện đại, nhờ những tính năng vượt trội hơn hẳn so với bộ chế hòa khí (bình xăng con) truyền thống. Phun xăng điện tử được ra đời với một “sứ mệnh” đó là góp phần giảm thiểu vấn đề ô nhiễm môi trường ngày càng tăng cao do lượng khí thải từ phương tiện giao thông ngày càng nhiều.
Phun xăng điện tử là gì?
Hệ thống phun xăng điện tử hay còn gọi là EFi hoặc Fi (Electronic Fuel Injection hoặc Fuel Injection). Bộ phận này thường được trang bị trên các dòng xe mô tô phân khối lớn hiện đại.
Hệ thống phun xăng điện tử được trang bị cho các dòng xe R3
Hệ thống phun xăng điện tử có nhiệm vụ tối ưu hóa tỷ lệ cung cấp nhiên liệu và không khí vào động cơ, tránh gây lãng phí nhưng vẫn đảm bảo động cơ hoạt động ổn định.
Hệ thống phun xăng điện tử hoạt động dựa trên sự kiểm soát của hệ thống điều khiển trung tâm - ECU. Các tín hiệu cảm biến khác nhau trên xe sẽ truyền về cho ECU, từ đó bộ phận này sẽ có nhiệm vụ xác định lượng nhiên liệu cần thiết, giúp tiết kiệm xăng tối đa.
Ưu nhược điểm của bộ phun xăng điện tử
Trên thị trường xe moto giá rẻ hiện nay, nhiều người đã sử dụng hệ thống phun xăng điện tử thay cho bộ chế hòa khí. Bởi vì, nó mang lại nhiều ưu nhược điểm vượt trội như sau.
Tham khảo giá bán dòng xe moto hiện đang có mặt tại showroom Revzone Yamaha Motor:
- Giá R15 V4
- Giá xe R15
- Giá xe MT 15
- Giá xe mô tô
Ưu điểm của bộ phun xăng điện tử FI
- Khả năng siêu tiết kiệm nhiên liệu: Kim phun xăng điện tử hoạt động theo cơ chế phun tự động, nhiên liệu được phun một lượng chính xác, phù hợp với tình trạng vận hành của động cơ. Nhờ vậy, nhiên liệu được sử dụng hiệu quả và tiết kiệm hơn rất nhiều so với bộ hòa khí.
- Đảm bảo tính ổn định và kéo dài tuổi thọ của động cơ: Nhờ bộ phận cảm biến, hệ thống phun xăng điện tử trên xe moto rất đồng đều hơi xăng đến từng xi lanh. Giúp động cơ hoạt động ổn định và giảm xu hướng bị kích nổ trong hầu hết mọi điều kiện vận hành.
Nhược điểm phun xăng điện tử Yamaha
- Chi phí bảo trì quá cao.
- Khó khăn trong việc bảo dưỡng.
- Khả năng hoạt động sai của một số cảm biến.
Cấu tạo của hệ thống phun xăng điện tử
Hệ thống phun xăng điện tử có cấu tạo gồm 3 bộ phận chính đó là cảm biến, bộ điều khiển điện tử và bộ phận bơm phun nhiên liệu. Hãy cùng tìm hiểu xem 3 bộ phận này cụ thể là gì mà lại có những đóng góp tích cực trong việc tối ưu hóa mức sử dụng nhiên liệu như vậy!
Cảm biến
Cảm biến được ví như là các giác quan của một chiếc xe và được đặt tại nhiều vị trí khác nhau với nhiệm vụ thu thập thông tin, dữ liệu từ người dùng hay quá trình điều khiển để thông báo đến ECU.
Các loại cảm biến được sử dụng trong hệ thống này có thể kể đến như cảm biến nhiệt độ, cảm biến biên độ khí thải, cảm biến tốc độ động cơ và cảm biến vị trí bướm ga.
Hệ thống phun xăng điện tử trên MT 3 có cấu tạo gồm 3 bộ phận chính
Bộ điều khiển điện tử
Bộ phận thứ hai không kém phần quan trọng trong hệ thống phun xăng ứng dụng công nghệ hiện đại này đó chính là điều khiển điện tử. Bộ phận này không hề xa lạ, đó chính là hệ thống điều khiển trung tâm - ECU đã từng được nhắc đến ở nội dung trên của bài viết.
Bộ phận này được ví như “não bộ” của chiếc xe và đóng vai trò điều khiển trực tiếp quá trình hoạt động của hệ thống phun xăng.
ECU sẽ nhận thông tin từ các vị trí cảm biến, sau đó tổng hợp và xử lý thông tin, đồng thời truyền tín hiệu đến kim phun nhiên liệu với tỷ lệ vừa đủ. Quá trình xử lý chỉ diễn ra trong tích tắc nên người điều khiển xe dường như khó để cảm nhận được điều này.
Bộ phận bơm phun nhiên liệu
Bộ phận cuối cùng đó là bơm phun nhiên liệu với 3 bộ phận nhỏ khác đó là kim phun, vòi phun và bơm phun nhận tín hiệu từ ECU. Bộ phận này có nhiệm vụ bơm phun nhiên liệu vào buồng đốt theo tỷ lệ được ECU điều khiển.
Đây cũng là bộ phận dễ bị hư hỏng nhất, dẫn đến lỗi hệ thống phun xăng, vì vậy, người điều khiển cần thường xuyên kiểm tra, bảo dưỡng để có trải nghiệm lái xe tốt nhất.
Hệ thống phun xăng điện tử được trang bị trên động cơ xe MT 3
Nguyên lý hoạt động cả hệ thống phun xăng điện tử
Với 3 bộ phận trên, hệ thống phun xăng điện tử được thiết kế để hoạt động theo một quy trình khoa học, giúp tối ưu hóa khả năng vận hành của phương tiện một cách ưu việt nhất.
Khi khởi động xe, ECU sẽ quét và thu thập dữ liệu trên từng cảm biến để xác minh chức năng của chúng. Các cảm biến truyền về ECU các thông số vận hành như áp suất không khí, nhiệt độ không khí, góc bướm ga, mật độ không khí, nhiệt độ, áp suất nhiên liệu, áp suất dầu, nhiệt độ nước làm mát, nhiệt độ khí thải, góc trục khuỷu, thời gian, tua vòng động cơ, tốc độ,…
Các tín hiệu này sau khi được tiếp nhận, ECU sẽ bắt đầu xử lý và xác định lượng nhiên liệu phù hợp cho động cơ ngay tại thời điểm đó, đồng thời thiết lập thời gian mở vòi phun hợp lý.
Các dòng xe phân khối lớn giá rẻ MT-series được trang bị hệ thống phun xăng tự động
4 lỗi thường gặp trên các dòng xe moto phun xăng điện tử
Revzone Yamaha Motor sẽ đề cập một số lỗi cảm biến và hệ thống phun xăng điện tử cũng như cách khắc phục. Có thể những vấn đề này ít được người sử dụng xe quan tâm tới, tuy nhiên xe mô tô được xem là dòng xe phân khối lớn cao cấp của nhiều người đam mê xe nên cần trang bị thêm kiến thức về xe để cảm giác an toàn hơn khi đi xe.
Lỗi với bộ cảm biến
Mỗi loại cảm biến khi gặp sự cố sẽ có dấu hiệu nhận biết lỗi khác nhau. Công dụng của bộ cảm biến khí thải giúp trung tâm điều khiển ECU nắm bắt được xe trong tình trạng thừa hay thiếu xăng. Nếu bộ phận này xảy ra lỗi sẽ kiến xe mô tô lâm vào tình trạng: Nhả khói đen, xe yếu, rần xe,…nếu tình trạng kéo dài sẽ dẫn đến hỏng bugi.
Cách khắc phục: Tháo bộ cảm biến ra vệ sinh làm sạch. Trong trường hợp, vệ sinh rồi vẫn còn hư hỏng thì cần thử với cảm biến mới nhằm xác định chính xác tình trạng hiện tại của cảm biến cũ để đưa ra phương án có nên thay mới hay không.
Cần kiểm tra bộ cảm biến trên xe moto Yamaha
ECU
ECU là bộ phận đóng vai trò quan trọng trong điều khiển trung tâm, nếu không may ECU gặp trục trặc dẫn đến hệ thống FI bị rối loạn sẽ khiến xe chạy dễ bị nóng máy hoặc ì xe.
Cách khắc phục: Trường hợp nhẹ chỉ cần reset lại chương trình, nếu nặng hơn thì cần phải thay mới. Lời khuyên dành cho người sử dụng nên có kế hoạch bảo trì, bảo dưỡng xe định kỳ. Vì sau một thời gian sử dụng xe mô tô hoạt động bộ điều khiển trung tâm ECU nào cũng gặp vấn đề, do đó cần kiểm tra kịp thời để có phương án xử lý khi có lỗi.
Nếu bạn đang có kế hoạch bảo dưỡng lại xe moto phân khối lớn, hãy đặt hẹn trước với chúng tôi tại đây: https://www.revzoneyamaha-motor.com.vn/service/?booking=true
Cảm biến nhiệt độ xe
Cảm biến khí thải và cảm biến nhiệt được xem là 2 cánh tay đắc lực của ECU giúp bộ điều khiển trung tâm quản lý, hiểu được xe đang trong tình trạng như thế nào. Nếu nhiệt độ cao hơn 40 độ C thì có thể bị thiếu gió, ngược lại thấp hơn có thể do thiếu xăng. Còn đối với nhiệt độ tăng đột ngột quá cao, chắc chắn hệ thống làm mát của máy đang có vấn đề.
Cách giải quyết: Vệ sinh bộ cảm biến nhiệt độ, trường hợp xe bị hụp ga cần đem xe ra tiệm nhờ thợ sửa chữa.
Béc phun xăng điện tử trên xe Yamaha
Đây cũng là một trong những yếu tố cần chú trọng dẫn đến tình trạng hụp ga, mất công suất động cơ. Xe chạy được khoảng 10.000 km thì nên vệ sinh béc phun xăng.
Cần kiểm tra béc phun xăng điện tử trên xe Yamaha
Trên đây là một số thông tin quan trọng giúp bạn dễ dàng hiểu được nhiệm vụ của hệ thống phun xăng điện tử cũng như cấu tạo, nguyên lý hoạt động. Hệ thống phun xăng tự động ngày càng phổ biến và được ứng dụng trong nhiều dòng mô tô phân khối lớn, mô tô thể thao, trong đó có các “chiến binh” của nhà Yamaha như MT-series (MT-15, Yamaha MT3, MT-09, MT-10,…), R-series (Yamaha R3, xe R15, R15Mv4,…) Liên hệ ngay cho Revzone Yamaha Motor hoặc tham khảo nhiều dòng xe tại https://revzoneyamaha-motor.com.vn/ để biết thêm chi tiết!