1 Nguyên nhân khiến gạo bị mốc
Gạo bị mốc là một trong những vấn đề thường gặp do bảo quản sai cách không chỉ ảnh hưởng đến chất lượng, độ ngon của gạo mà còn tiềm ẩn nhiều nguy cơ gây hại đến sức khoẻ.
Thông thường, gạo bị mốc có thể do 1 trong những nguyên nhân phổ biến sau:
- Gạo được để trong môi trường có độ ẩm cao.
- Để nước rơi rớt vào trong hũ gạo.
- Không bảo quản gạo ở nơi khô ráo, kín khi không sử dụng.
2 Cách nhận biết gạo mốc
Gạo ngon thông thường sẽ có màu trắng đẹp mắt, mùi thơm tự nhiên dễ chịu một số loại gạo không được cà sạch sẽ có màu trắng, hơi đục. Riêng với gạo bị mốc bạn có thể dễ dàng nhận biết thông qua các dấu hiệu đơn giản sau:
- Màu sắc: Gạo mốc thường sẽ có màu xám, đen hoặc nâu khác so với gạo tươi màu trắng sáng hoặc trắng đục.
- Mùi: Gạo mốc có mùi hôi, thối hoặc chua khác với gạo tươi có mùi thơm tự nhiên.
- Hình dạng: Gạo mốc thường bị biến dạng, cong veo hoặc rỗng ruột khác với gạo tươi hình dáng nguyên vẹn.
- Cấu trúc: Gạo mốc thường bị dính chặt với nhau, khó tách rời.
3 Cách xử lý và bảo quản
Cách xử lý gạo bị mốc
Tuỳ vào mức độ mốc và mục đích sử dụng cá nhân bạn có thể xử lý gạo mốc theo nhiều cách khác nhau, cụ thể:
- Nếu gạo mốc ít: Nếu số lượng gạo mốc ít, để tránh lãng phí bạn loại bỏ phần gạo mốc, phần còn lại đem đi rửa sạch sau đó sấy khô hoặc phơi trực tiếp dưới ánh nắng mặt trời. Sau đó bạn nấu thành cháo cho động vật ăn. Cách này không khuyến nghị dùng cho người vì vẫn tiềm ẩn nguy cơ ảnh hưởng đến sức khoẻ, do đó bạn cần lưu ý.
- Nếu gạo bị mốc nhiều: Trường hợp gạo bị mốc với số lượng nhiều, bạn không thể xử lý như cách ở trên để tiếp tục chế biến, thay vào đó bạn có thể làm phân bón cho cây trồng.
Cách bảo quản gạo
Nguyên nhân chính gây nên tình trạng gạo bị mốc là do cách bảo quản của người tiêu dùng. Gạo là lương thực chính trong bữa ăn hàng ngày nên bạn cần bảo quản đúng cách. Để bảo quản gạo không bị mốc, mọt hoặc ẩm chị em có thể tham khảo một số cách đơn giản sau đây:
Bảo quản gạo trong tủ lạnh: Cách này khá đơn giản và tiện lợi cho người dùng, đặc biệt vô cùng hiệu quả trong việc ngăn chặn sự phát triển của mọt gạo. Cụ thể bạn chỉ chia gạo sau đó cho vào các túi zipper hoặc hộp nhựa có nắp kín sau đó bỏ vào ngăn mát tủ lạnh.
Bảo quản gạo bằng tỏi: Trong tỏi có chứa hợp chất sulfur hỗ trợ diệt khuẩn và xua đuổi mọt gạo cực hiệu quả. Để ngăn ngừa gạo bị mốc bạn chỉ cần cho vài nhánh tỏi đã lọt vỏ vào trong thùng gạo và đậy nắp kín. Cách làm này còn giúp gạo có mùi thơm hơn khi nấu.
Bảo quản gạo bằng muối: Muối là gia vị có khả năng khử trùng và hút ẩm tốt, giúp ngăn ngừa sự sinh sôi của mọt gạo. Để bảo quản gạo không bị mốc bạn có thể rắc một lớp muối mỏng lên trên lớp gạo bên trong hộp hoặc thùng. Tuy nhiên trước khi nấu bạn nên lấy muối ra để tránh bị mặn gây ảnh hưởng đến hương vị bữa ăn.
Bảo quản gạo bằng ớt và lá sầu đâu: Ớt và là sầu đâu là 2 loại gia vị có mùi hăng và cay đặc trưng. Bạn có thể cho vài trái ớt khô và lá sầu đâu vào thùng gạo để mọt gạo không gạo không dám tiếp cận, cách làm này còn giúp tăng thêm hương vị cho gạo.
Để tránh mua phải gạo kém chất lượng, tẩm hoá chất bạn nên chọn cửa hàng thực phẩm uy tín, đảm bảo để an tâm sử dụng.
CLICK xem ngay nồi cơm điện đang giảm giá CỰC SỐC!
Tham khảo một số mẫu nồi cơm điện nấu cơm ngon, dẻo đang bán chạy tại Điện máy XANHHy vọng qua bài viết trên bạn đã nhận biết được gạo bị mốc như thế nào cũng như các mẹo bảo quản gạo đúng cách để an tâm sử dụng lâu dài. Chúc bạn chế biến nhiều bữa ăn chất lượng để gia đình thưởng thức.