Nếu bạn đang bắt đầu nuôi chó, để chăm sóc được chú chó tốt nhất, vừa nhanh lớn lại không bị bệnh vặt thì hãy mau chóng theo dõi bài viết dưới đây. Bách hoá XANH tổng hợp được rất nhiều kinh nghiệm để chăm sóc cho chú chó yêu của bạn được tốt nhất dưới bài sau.
1Tiêu chuẩn để đánh giá một chú chó khỏe mạnh
Tiêu chuẩn 1: Chú chó có bộ lông mềm mượt, không xơ rối
Chú chó có bộ lông mềm mượt, không xơ rối
Có rất nhiều tiêu chuẩn để đánh giá được một chú chó khỏe mạnh, trong đó có một tiêu chí chính là bộ lông bóng mượt, không mọc ngược và không xơ xác (ngoại trừ trường hợp lông chó cái ở cuối thai kỳ hoặc chó thay lông vào mùa xuân và mùa thu).
Ngoài ra, bạn còn có thể kiểm tra da của chó xem có độ đàn hồi không, có bị mẩn ngứa hay sần hoặc có ký sinh trùng hay không, nếu không thì chó của bạn đang khoẻ mạnh đấy. Móng vuốt của chú chó khoẻ mạnh cũng không sưng đau, không nứt. Để chăm sóc cho chó từ khi còn bé, bạn nên chú ý tới những điều sau:
Chọn sữa tắm phù hợp: Bạn không được sử dụng dầu gội, sữa tắm của người để tắm cho chó nhé, độ pH trong sữa tắm cho chó và người khác nhau, chúng không thích ứng với da chó. Sữa tắm của người có tính acid, còn da chó thì không cần tính acid đó.
Hiện nay trên thị trường có rất nhiều loại sữa tắm dành riêng cho từng giống chó vì mỗi giống chó sẽ có chất liệu lông khác nhau. Những sản phẩm sữa tắm chó đang được yêu thích nhất trên thị trường hiện nay là BBN, Joyce & Dolls, Trixie,... bạn có thể tham khảo.
Tắm chó đúng cách: Bạn có thói quen là tắm chó rất nhiều, nhất là khi phát hiện chó đang có các bệnh về da. Điều này hoàn toàn sai nhé. Tốt nhất mỗi tuần bạn chỉ nên tắm chó 1 lần thôi. Da chó khác với da người, có tính acid rất ít, khi tắm nhiều sẽ dễ làm hỏng lớp da tự nhiên chứa tuyến mồ hôi của chó, dễ gây bệnh ngoài da.
Ngoài ra, sau khi tắm xong bạn nên lau sạch lông và sấy khô lông để chú chó yêu của bạn không mắc các bệnh về da nhé!
Thường xuyên chải lông cho chó: Tuỳ thuộc vào từng giống chó mà bạn có cách chăm sóc lông cho chúng khác nhau. Nhưng khi chải lông, bạn nên chải nhẹ nhàng, xuôi theo chiều lông mọc và không nên chải ngược. Bạn nên chải theo thứ tự từ cao xuống thấp, chải từ trên xuống dưới rồi nhẹ nhàng lấy phần lông rụng của chúng ra ngoài.
Tiêu chuẩn 2: Các bộ phận trên cơ thể chó không có dấu hiệu lạ
Mắt của chó sáng, giác mạc bình thường, trong suốt, không bị loét, không tổn thương. Con ngươi bình thường là con ngươi có kết cấu rõ, lòng trắng vừa phải, không bị đục. Thuỷ tinh thể trong suốt và đáy mắt rõ ràng. Chó tiết nước mắt bình thường, thị lực bình thường và không bị tăng sinh mạch máu.
Trong tai không có chất màu nâu, không bị đau tai hoặc ngứa tai, không có lông và da rụng.
Phần răng gọn gàng, không đau nướu và răng không lung lay. Niêm mạc nướu không loét, không có mùi hôi. Niêm mạc lưỡi không sưng và có thể linh hoạt chuyển động.
Mũi ướt và mát, niêm mạc mũi không mủ không loét, không bị sung huyết.
Kiểm tra hậu môn luôn sạch sẽ, tuyến hậu môn hoạt động bình thường, việc đi vệ sinh cũng diễn ra bình thường. Bao quy đầu chó đực không có dịch. Dương vật không đỏ, sưng, nước tiểu có màu bình thường.
Chó cái thì không có dịch bất thường ở âm đạo, không mùi, âm vật mà môi không sưng, không ngứa và không có sắc tố bất thường.
Tiêu chuẩn 3: Nhiệt độ cơ thể, nhịp tim và tim ở mức tiêu chuẩn
Nhiệt độ bình thường của chó là 37,5 - 38,5 độ C. Vào buổi sáng thì nhiệt độ cơ thể của chó sẽ thấp hơn vào buổi chiều. Những chú chó có nhiệt độ chênh lệch là chó con, chó đang mang thai, chó mới đẻ hoặc chó trưởng thành. Vào mùa hè hoặc sau khi tập thể dục nhiệt độ cơ thể của chó cũng tăng cao hơn.
Nhịp thở bình thường của chó là 10-30 lần/phút. Khi chó ngủ sẽ hít thở sâu. Còn khi tập thể dục do thiếu oxy, chức năng phổi kém nên nhịp thở sẽ nông và nhanh hơn.
Nhịp tim của chó sẽ là 70-120 nhịp/phút và khi tập thể dục, đau bụng, bị viêm thì nhịp tim sẽ tăng lên bất thường. Khi chó bị bệnh, nhịp tim sẽ yếu và nhanh.
Tiêu chuẩn 4: Hệ tiêu hoá của chó ổn định
Thời gian lưu trữ thức ăn trong đường tiêu hoá là khoảng 23 giờ. Bạn nên chú ý tới những thức ăn mà mình lựa chọn cho chó, đảm bảo phải phù hợp với sự phát triển của chó và hệ tiêu hoá của chúng. Từng giai đoạn phát triển của chó đều có chế độ dinh dưỡng riêng khác nhau, do đó bạn nên hết sức lưu ý.
Thức ăn không được tiêu hoá sẽ ở lại trong ruột già của chó khoảng 12 giờ. Tình trạng của đường tiêu hoá có thể nhận biết qua răng chó và men tiêu hoá. Nếu như có sự thay đổi bất thường trong dạ dày, đường ruột, tuyến tụy và chức năng gan mật của chó, bạn nên đưa bé đến bác sĩ thú y ngay.
2Cách chăm sóc chó sơ sinh
Mỗi chú chó đều trải qua giai đoạn phát triển rất khác nhau. Những chú chó giống nhỏ hơn thì có xu hướng phát triển trưởng thành sớm hơn. Một số giống chó lớn trưởng thành về thể chất khi chúng được 2 tuổi.
Chó sơ sinh không có răng, không có khả năng nghe nhìn. Việc đi vệ sinh cũng không kiểm soát được nên thường dựa vào chó mẹ. Trong hai tuần mới sinh, chó con ngủ gần như 90% thời gian, thức giấc là bú sữa mẹ, do đó, nếu chó mẹ ít sữa bạn nên bổ sung sữa ngoài cho đàn chó.
Khi chó được 3 tuần tuổi nó sẽ phát triển thể chất và các giác quan, bắt đầu khám phá thế giới xung quanh và chơi với những người bạn của nó. Lúc này răng mọc nên chó cũng tò mò về thức ăn của chó mẹ.
Giai đoạn 6-8 tuần tuổi, những chú chó con sẽ học cách chấp nhận những thứ mới lạ. Môi trường sẽ ảnh hưởng đến tốc độ phát triển tinh thần của chó con. Một đàn chó khỏe mạnh sẽ là bước đệm tốt nhất để chó con phát triển.
3Cách nuôi chó nhanh lớn khi được 3 tháng tuổi
Chế độ ăn: Giai đoạn 2 tháng tuổi là giai đoạn chúng lớn nhanh nhất. Đây cũng là giai đoạn chó con học cách săn đuổi, chạy, cắn, vuốt ve và chiến đấu. Do đó, bạn nên chăm lo từng li từng tí về giờ ăn, lượng ăn, số bữa ăn và dinh dưỡng trong thức ăn. Giai đoạn này nên cẩn trọng các bé bị tiêu chảy do hệ tiêu hóa non yếu.
Chó con từ 2 tháng tuổi bạn nên cho ăn 3 bữa một ngày, thời gian chia đều hợp lý và không nên cho chó ăn quá no. Bạn nên quan sát để điều chỉnh được lượng thức ăn phù hợp. Sau bữa ăn tập cho chó chạy dạo chơi và đi vệ sinh để thức ăn được tiêu hoá.
Thức ăn cho chó: Nguồn thức ăn cho chó bao gồm bột gạo, bột ngô, thịt băm hoặc các lục phủ ngũ tạng của gia súc. Bạn không nên cho chó ăn thịt heo vì khó tiêu. Bạn cũng có thể cho chó con ăn hạt hoặc thức ăn khô để giảm đi mùi phân.
Bạn cũng nên cho chó ăn đồ chín để tốt cho hệ tiêu hoá và đường ruột, giảm nguy cơ mắc bệnh giun sán, ký sinh trùng. Nếu bạn muốn cho chó ăn trứng sống, phải tập chúng ăn từ từ ở mức chín, tái rồi mới tới sống. Sau khi đi dạo tối có thể cho chó uống ít sữa hoặc nước đường pha loãng.
Để chó nhanh lớn, bạn nên bổ sung gấp 4 lần đạm và 10 lần canxi so với người. Bạn có thể bổ sung trong sữa và gel dinh dưỡng cho chó. Ngoài ra còn phải đi tiêm vacxin 7 mũi phòng bệnh dại, care, pravo, tẩy giun sán và cho bé hoạt động vui chơi tăng cường sức khỏe.
Chú trọng vào buổi sáng của bé: Nếu như chó nhà bạn hay ngủ nướng thì bạn nên đánh thức chúng dậy cố định vào một giờ để định hình thói quen của bé. Bạn nên cho chó ăn vào bữa sáng để cung cấp năng lượng cho cả một ngày dài của bé, giúp bé phát triển nhanh hơn.
4Cách nuôi chó nhanh lớn sau 6 tháng tuổi
Sau 6 tháng tuổi bạn nên tăng cường protein từ thịt và bổ sung thịt bò, thịt ngựa sống cho bé. Có thể áp dụng cho một số giống như Pitbull, Becgie,... Bữa ăn chó con không nên hơn 5 phút, kiểm tra xem chó ăn hết sạch và còn thèm là đủ. Sau khi ăn phải mang bát đi rửa cho sạch.
Chó ăn xong còn thừa thức ăn thì bạn phải mang đi đổ ngay và bữa ăn kế tiếp phải giảm lượng thức ăn xuống. Bạn có thể dùng bánh thưởng để kích thích vị giác, giúp chó yêu ăn ngon hơn.
Tuổi thọ trung bình khác nhau ở mỗi giống chó
Với giống có kích cỡ nhỏ, vừa như Poodle, Pug, Husky, Phú Quốc sẽ khoảng 14 năm, còn giống chó lớn thì 8 năm. Tuổi già đến bạn phải thay đổi chế độ ăn cho bé.
Vấn đề dinh dưỡng
Chó lớn nhanh hay không phụ thuộc vào chế độ dinh dưỡng. Bạn có thể tham khảo sữa chua hoặc các sản phẩm làm từ sữa, giàu protein và vi khuẩn giúp nhuận tràng, chống táo bón. Tuy nhiên không nên cho bé ăn sữa chua hoa quả hoặc các sản phẩm có chất tạo mùi.
Mỗi năm chó sẽ có kinh 2 lần, thời gian mang bầu của chó khoảng 58-68 ngày. Chó mẹ mang thai phải bổ sung canxi, lượng thức ăn cũng tăng thêm 30%. Tránh xa các thực phẩm như socola, nhiều muối hoặc gia vị, nhiều dầu mỡ và đồ ngọt để cho không bị viêm da, rối loạn tiêu hoá.
Cách nuôi chó nhanh lớn chính là điều chỉnh số lượng thành phần thức ăn tùy theo khả năng hấp thụ của nó. Nếu phân chó lỏng, ướt, bạn cần giảm mỡ và protein.
Nếu chó không vận động thì bạn cũng giảm lượng thức ăn để tránh béo phì, nguy cơ mắc bệnh thận, tim mạch và xương khớp, nhất là giống chó chân ngắn và giống chó kích thước lớn.
Tiêm phòng cho chó
Khi nuôi chó, bạn nên giữ sổ theo dõi sức khoẻ để theo dõi tình trạng sức khoẻ và lịch tiêm phòng cho chó. Chó dưới 6 tháng tuổi thì xổ giun mỗi tháng ít nhất 1 lần. Còn chó 6 tháng thì xổ giun ít nhất 2 lần/tháng. Nếu chó thường xuyên ăn thịt phải xổ giun mỗi tháng 1 lần.
Mỗi năm nên tiêm phòng dại cho chó 1 lần để bảo vệ thú cưng và bạn. Nếu chó không sinh sản thì nên triệt sản để kéo dài tuổi thọ cho chó và giảm nguy cơ mắc bệnh nguy hiểm.
Chó con nên tiêm mũi 1 trước 16 tuần tuổi, sớm nhất là khi 35 ngày tuổi (mũi 2 bệnh), 45 ngày tuổi (mũi 5 bệnh) và 2 tháng tuổi (mũi 7 bệnh). Tiêm mũi 2 cách mũi đầu 21 ngày, tiêm mũi thứ 3 cách mũi thứ 2 cũng 21 ngày. Đảm bảo tiêm phòng 3 mũi trước khi trưởng thành. Tiêm phòng dại mỗi năm 1 lần.
Chó bị bệnh không được tự ý dùng thuốc của người mà phải hỏi qua ý kiến bác sĩ thú y.
>>Lịch tiêm phòng cho thú cưng chuẩn được bác sỹ thú y khuyên dùng
Tham khảo thêm cách trị ve chó hiệu quả trên Báo Đắk Nông nhé!
Dắt chó đi dạo
Chó bị xích lâu trong lồng, góc nhà, góc bếp hoặc chó bị đói, thiếu khoáng chất có thể tự ăn phân của mình. Do đó, bạn nên cho chó nhiều khoảng không để chạy nhảy. Chó ít vận động cũng có thể bị bệnh. Nếu chó còn nhỏ bạn cho chúng chạy quanh vườn hoặc trong nhà trong thời gian ngắn là được.
Nếu chó lớn hơn, nhà có không gian hẹp thì bạn nên cho chúng đi dạo khoảng 1-2 lần ngày để giúp chó xả stress, tăng dẻo dai và kích thích hệ tiêu hoá giúp chúng ăn nhiều hơn, giảm béo phì. Sau khi chó đi dạo bạn nên cho chúng uống nước để giúp chó đẹp hơn, lông mượt hơn.
Âu yếm chó con trước khi ngủ
Bạn nên thường xuyên âu yếm và chơi đùa cùng chó để chú chó cưng nhanh lớn và vui vẻ nha. Bạn có thể hôn vào đầu hoặc mõm, rồi xoa đầu để biểu hiện là bạn rất thương chúng. Điều này giúp chú cún cảm nhận được tình yêu thương của bạn dành cho nó, nó sẽ vui vẻ, hạnh phúc hơn nhiều.
5Lưu ý khi chăm sóc và nuôi chó
Tóm lại, để chó luôn khỏe mạnh và nhanh lớn bạn cần chú ý chăm sóc đời sống vật chất và tinh thần cho chúng. Đối với chó con không nên cho ăn nhiều cùng lúc, nên chia nhiều bữa để dễ kiểm soát. Thức ăn thừa phải bỏ đi, nếu chó gặp tiêu chảy phải đưa ngay đến bác sĩ thú y.
Nên bổ sung canxi cho bé, nhưng không nên quá lạm dụng. Thức ăn nên cân đối để chó không béo phì. Thường xuyên chơi đùa với chúng để chúng cảm thấy vui vẻ và hạnh phúc. Luôn là điểm tựa tinh thần cho bé để bé nhanh lớn, không bệnh.
Có thể bạn quan tâm
>>Nuôi chó alaska có khó không? Từ A-Z cách nuôi chó Alaska hiệu quả
>>4 cách huấn luyện chó đi vệ sinh đúng chỗ, đúng cách, đúng giờ
>>Cách huấn luyện chó bảo vệ chủ hiệu quả