Toàn bộ kiến thức Ngữ văn lớp 9 sẽ được hệ thống thông qua ba nội dung chủ yếu gồm: Văn học Trung đại, Thơ hiện đại Việt Nam, Truyện hiện đại Việt Nam. Tất cả các nội dung sẽ được hệ thống rõ ràng, bám sát chương trình sách giáo khoa giúp các em học sinh ôn tập hiệu quả để có được thành tích cao trong kỳ thi THPT sắp tới. Sau đây, chúng tôi sẽ tóm lược toàn bộ hệ thống kiến thức Văn học lớp 9 đầy đủ và chính xác nhất, các em cùng tham khảo nhé.
I. Văn học trung đại
Đây là một phần kiến thức tương đối khó và thường gặp trong các đề kiểm tra, đề thi học kỳ hay đề thi vào 10. Tuy nhiên các em học sinh thường chủ quan mà bỏ qua phần kiến thức này hoặc ôn qua loa nên dẫn tới tình trạng bị “tủ đè” hoặc bị mất điểm hoàn toàn ở những câu hỏi này. Các văn bản văn học trung đại lớp 9 bao gồm:
- Truyện người con gái Nam Xương - Nguyễn Dữ
- Chuyện cũ trong phủ chúa Trịnh - Phạm Đình Hổ
- Truyện Kiều - Nguyễn Du với những đoạn trích:
- Chị em Thúy Kiều
- Cảnh ngày xuân
- Kiều ở lầu Ngưng Bích
- Mã Giám Sinh mua Kiều
- Lục Vân Tiên cứu Kiều Nguyệt Nga - Nguyễn Đình Chiểu
II. Thơ hiện đại Việt Nam
Tác giả, tác phẩm Nội dung chính Nghệ thuật 1. Đồng Chí - Chính Hữu ( 1948 ) Bài thơ thể hiện tình đồng chí của những con người có nguồn gốc xuất thân khác nhau nhưng chung cảnh ngộ và lý tưởng. Hình ảnh mộc mạc mà chân thực, bài thơ ngắn gọn, súc tích mà vẫn giàu sắc thái cảm xúc. 2. Bài thơ về tiểu đội xe không kính - Phạm Tiến Duật ( 1969 ) Khắc họa hình ảnh những người lính lái xe thời chống Mỹ với tư thế hiên ngang, tinh thần dũng cảm, lạc quan, yêu đời. Sử dụng những chi tiết, chất liệu mới mẻ và chân thực. Ngôn ngữ tự nhiên, hóm hỉnh và giản dị 3. Đoàn thuyền đánh cá - Cù Huy Cận ( 1969 ) Bài thơ vẽ lên bức tranh tươi đẹp và tràn đầy sức sống về người lao động với thiên nhiên hùng vĩ, ca ngợi đất nước, thể hiện niềm tự hào dân tộc. Giọng thơ lạc quan, tươi mới, hào sảng. Hình ảnh thơ đẹp và có chọn lọc. 4. Bếp lửa - Bằng Việt ( 1969 ) Kỷ niệm tình bà cháu khái quát lên tình yêu quê hương, đất nước. Giọng điệu tâm tình, giàu cảm xúc, thể thơ 8 chữ 5. Khúc hát ru những em bé lớn trên lưng mẹ - Nguyễn Khoa Điềm ( 1971 ) Tình yêu thương của người mẹ và lòng yêu nước, khát vọng hòa bình Âm điệu ngọt ngào, trìu mến 6. Ánh trăng - Nguyễn Duy (1978) Kỷ niệm năm tháng đã qua từ hình ảnh ánh trăng, thái độ sống thủy chung của con người. Sử dụng hình ảnh có tính biểu tượng cao, lời thơ mộc mạc, giản dị 7. Mùa xuân nho nhỏ - Thanh Hải (1980) Tình cảm đối với thiên nhiên đất nước và ước nguyện của tác giả Nghệ thuật gieo vần, thể thơ 5 chữ 8. Viếng lăng Bác - Viễn Phương (1976) Lòng tiếc thương, thành kính với Bác trong một lần thăm lăng Bác của tác giả Hình ảnh ẩn dụ đẹp, giọng thơ trầm lắng, giàu cảm xúc 9. Sang thu - Hữu Thỉnh ( sau 1975 ) Cảm nhận tinh tế của tác giả trong thời khắc giao mùa Hình ảnh mộc mạc, đơn giản nhưng có tính gợi cảm cao, thể thơ 5 chữ cô đọng, súc tíchIII. Truyện hiện đại Việt Nam
Tác giả, tác phẩm Nội dung chính Nghệ thuật 1. Làng - Kim Lân ( 1948 ) Thể hiện tình yêu nước và tinh thần kháng chiến của nhân vật ông Hai Ngôn ngữ mang tính khẩu ngữ, nghệ thuật xây dựng tình huống truyện đặc sắc. 2. Lặng lẽ Sa Pa - Nguyễn Thành Long ( 1970 ) Khẳng định vẻ đẹp con người lao động thời đại mới qua các nhân vật anh thanh niên, cô kĩ sư,… Giọng văn nhẹ nhàng mang chất thơ, tình huống truyện tự nhiên và hợp lý. 3. Chiếc lược ngà - Nguyễn Quang Sáng ( 1966 ) Tình cảm cha con sâu sắc trong hoàn cảnh chiến tranh Nghệ thuật miêu tả tâm lí nhân vật và cốt truyện bất ngờ mà hợp lý 4. Bến quê - Nguyễn Minh Châu (1985) Mượn cảm xúc và tâm lý của nhân vật Nhĩ lúc cuối đời để thức tỉnh con người về những giá trị gần gũi, bình dị Xây dựng nhiều chi tiết có tính biểu tượng cao Những ngôi sao xa xôi - Lê Minh Khuê ( 1971 ) Miêu tả cuộc sống chiến đấu của các cô gái, tuy gian khổ khắc nghiệt nhưng giàu lòng yêu nước, lý tưởng thời đại Ngôi kể thứ nhất tự nhiên, giàu cảm xúc. Lời văn nhẹ nhàng, giản dị tự nhiên.IV. Hệ thống ngữ pháp
Học sinh sẽ được tiếp cận với một số thể loại văn bản đặc biệt và có tính thực tiễn cao như: hợp đồng, biên bản, thư chúc mừng, thăm hỏi và một số văn bản nhật dụng.
V. Phần tập làm văn
Các em không chỉ được học cách viết những bài văn tự sự, biểu cảm, nghị luận, miêu tả đơn thuần như đã học ở các lớp trước nữa. Thay vào đó, học sinh sẽ được tiếp cận với một số phương pháp sử dụng yếu tố khác cho văn bản như phương pháp sử dụng yếu tố miêu tả trong văn bản nghị luận hay sử dụng yếu tố nghị luận trong văn bản tự sự,…
VI. Các kiểu dạng câu
Những thành phần câu như khởi ngữ, thuật ngữ và các thành phần biệt lập khác cũng sẽ được giới thiệu trong hệ thống văn lớp 9. Ngoài ra, kiến thức về các kiểu câu đơn, câu ghép, biến đổi câu (câu rút gọn, câu chủ động/bị động), cách liên kết câu và liên kết đoạn văn cũng là trọng tâm kiến thức phần văn học lớp 9.
Lời kết: Như vậy Gia Sư Việt chúng tôi đã hệ thống cho các em học sinh toàn bộ kiến thức văn học lớp 9 cơ bản và đầy đủ nhất. Mong rằng các em có thể vận dụng những kiến thức này vào quá trình học tập cũng như kỳ thi chuyển cấp vào 10 để đạt được kết quả tốt nhất.
Tham khảo thêm:
♦ Chia sẻ kinh nghiệm giúp học sinh giỏi môn Lịch sử lớp 9
♦ Phương pháp làm bài văn thuyết minh lớp 9 đạt điểm cao