Ung thư tuyến giáp kiêng ăn gì? Đây là câu hỏi mà nhiều người bệnh thường nghĩ đến. Trong quá trình điều trị khối u tuyến giáp có thể gây tổn hại đến hệ miễn dịch của cơ thể, khiến cơ thể mất khả năng chống lại bệnh tật và nhiễm trùng. Do đó, một chế độ ăn phù hợp sẽ hỗ trợ rất nhiều cho quá trình điều trị và phục hồi sức khỏe của bệnh ung nhân thư tuyến giáp.
Tầm quan trọng của dinh dưỡng đối với bệnh nhân ung thư tuyến giáp
Suy dinh dưỡng là một tình trạng sức khỏe thường gặp ở bệnh nhân ung thư do lượng thức ăn được đưa vào cơ thể bị giảm hoặc xảy ra sự đồng hóa các chất dinh dưỡng. Nguyên nhân có thể liên quan đến chính căn bệnh ung thư, phương pháp điều trị hoặc do bệnh nhân lựa chọn kiêng khem quá mức.
Suy dinh dưỡng có thể làm suy giảm chất lượng cuộc sống và làm gián đoạn quá trình điều trị bệnh ung thư. Các nhà nghiên cứu đã chỉ ra rằng có tới 10 - 20% trường hợp tử vong do ung thư có liên quan đến tình trạng suy dinh dưỡng, chứ không chỉ riêng là do căn bệnh mắc phải.
Suy dinh dưỡng có thể dẫn đến hiện tượng suy mòn cơ thể. Theo Hiệp hội Dinh dưỡng Lâm sàng và Chuyển hóa Châu Âu (ESPEN) định nghĩa rằng, suy mòn do bệnh ung thư là một hội chứng đa yếu tố gây suy giảm chức năng tiến triển, được đặc trưng bởi sự mất khối lượng cơ xương và cơ, có hoặc không mất khối lượng mỡ và điều này không thể phục hồi hoàn toàn với việc hỗ trợ dinh dưỡng thông thường.
Trọng lượng cơ thể giảm, chỉ số cơ thấp và suy giảm xương đã được chứng minh có liên quan đến tình trạng mất sức, suy giảm thể chất, tăng nguy cơ vấp ngã, suy giảm chức năng hô hấp, biến chứng sau phẫu thuật cũng như các tác dụng phụ của hóa chất.
Theo đó, dinh dưỡng có vai trò quan trọng trong quá trình điều trị đa mô thức bệnh ung thư, trong đó có bệnh ung thư tuyến giáp. Và phương pháp can thiệp dinh dưỡng cần được xem xét ngay từ thời điểm chẩn đoán bệnh.
Can thiệp dinh dưỡng bao gồm đánh giá, sàng lọc và điều trị dinh dưỡng. Phương pháp này được thực hiện nhằm mục đích là xác định, ngăn ngừa và điều trị suy dinh dưỡng có liên quan đến ung thư nếu cần thiết bằng cách bổ sung các chất dinh dưỡng cho người bệnh qua đường uống, đường ruột hoặc qua đường tĩnh mạch.
Một sự can thiệp đầy đủ và phù hợp của chế độ dinh dưỡng có thể giúp trì hoãn tình trạng giảm cân và/hoặc chứng béo phì. Nó có thể giúp người bệnh cải thiện các chỉ số dinh dưỡng và thành phần cơ thể, giảm nhẹ hoặc ngăn chặn một số triệu chứng được gây ra do khối u hoặc phương pháp điều trị ung thư.
Ung thư tuyến giáp kiêng ăn gì?
Dù rằng bệnh nhân ung thư tuyến giáp cần phải phẫu thuật cắt bỏ một phần hay toàn bộ tuyến giáp thì việc điều trị bằng i-ốt phóng xạ là điều không thể tránh khỏi. Ung thư tuyến giáp kiêng ăn gì?
Các bác sĩ thường khuyến cáo bệnh nhân ung thư tuyến giáp cần tuân thủ chế độ ăn hạn chế i-ốt trong vòng 14 ngày trước khi tiến hành điều trị. Khi lượng i-ốt được đưa vào cơ thể <50 mg/ngày sẽ khiến cho các tế bào tuyến giáp (bao gồm cả tế bào ung thư) bị “đói” i-ốt, dẫn đến các tế bào này bị phá hủy nhanh hơn khi điều trị bằng phương pháp iốt phóng xạ.
Để hạn chế tiêu thụ i-ốt, người bị ung thư tuyến giáp kiêng ăn gì? Theo đó, người bệnh cần kiêng ăn các loại thực phẩm sau:
- Muối iốt, chocolate và lòng đỏ trứng.
- Các loại thực phẩm được chế biến sẵn.
- Thực phẩm chế biến từ sữa như sữa chua, phô mai, kem và bơ.
- Bánh nướng và bánh mì đóng gói.
- Hải sản, các loại cá và thực phẩm được khai thác từ biển như rong biển, rong câu hay tảo biển.
- Đậu nành và chế phẩm làm từ đậu nành cũng như các sản phẩm làm từ các loại đậu khác. Mặc dù trong đậu nành không chứa i-ốt nhưng theo một nghiên cứu trên động vật đã chứng minh rằng đậu nành làm tăng khả năng hấp thụ iốt trong cơ thể.
- Vỏ của các loại rau củ như khoai lang, cà rốt… đặc biệt là khoai tây.
- Không sử dụng nước có ga, rượu bia và các chất kích thích.
Bên cạnh đó, khó nuốt là một triệu chứng phổ biến thường gặp trong quá trình điều trị ung thư tuyến giáp. Chứng khó nuốt gây ảnh hưởng trực tiếp đến lượng thức ăn được đưa vào cơ thể người bệnh và dẫn đến tình trạng sụt cân. Do đó, bệnh nhân ung thư tuyến giáp nên tránh tiêu thụ các loại thực phẩm cứng, khô như bánh quy giòn, bánh mì nướng, khoai tây chiên…
Ung thư tuyến giáp nên ăn gì?
Ngoài thắc mắc ung thư tuyến giáp kiêng ăn gì, nhiều bệnh nhân cũng băn khoăn về vấn đề ăn gì và ăn như thế nào khi bị ung thư tuyến giáp. Dưới đây là một số thói quen ăn uống tốt được khuyến nghị đối với bệnh nhân ung thư tuyến giáp, cụ thể là:
- Không nên tiêu thụ các loại thực phẩm giàu i-ốt nếu bạn đang phải áp dụng chế độ ăn hạn chế i-ốt.
- Nếu đang gặp phải chứng khó nuốt, hãy nghiền nhỏ hoặc cắt nhỏ thức ăn ra để dễ nuốt hơn.
- Nên chia thành nhiều bữa ăn nhỏ trong ngày, mỗi bữa ăn ít và nhai kỹ hơn. Điều này sẽ giúp người bệnh không còn tâm lý ngại ăn và tăng cường dinh dưỡng nhằm ngăn ngừa tình trạng suy nhược cơ thể.
- Hãy nấu chín kỹ thực phẩm để thức ăn mềm và dễ nuốt hơn.
- Lựa chọn những loại thực phẩm giàu protein để tăng năng lượng cho cơ thể.
- Hấp hoặc luộc các loại rau củ để dễ nhai và dễ nuốt hơn.
Ngoài ra, đối với những bệnh nhân đang điều trị ung thư tuyến giáp bằng phương pháp iốt phóng xạ thì nên bổ sung các loại thực phẩm sau đây vào chế độ ăn:
- Rau xanh và trái cây tươi.
- Ăn khoảng 200 gram/ngày protein động vật.
- Các loại hạt dinh dưỡng không ướp muối và bơ.
- Ngũ cốc và các sản phẩm chế biến từ ngũ cốc. Lưu ý chọn loại ngũ cốc có hàm lượng i-ốt thấp.
- Mứt, mật ong, thạch, siro.
Một số lưu ý về các loại thực phẩm khác
Một số lưu ý về chế độ ăn của những người mắc phải các bệnh lý liên quan đến tuyến giáp, cụ thể như sau:
- Có nhiều loại thực phẩm sẽ gây ảnh hưởng trực tiếp đến quá trình hấp thu thuốc điều trị tuyến giáp của cơ thể. Nó có thể làm cơ thể hấp thu thuốc quá chậm hoặc quá nhanh. Do đó, người bệnh cần hỏi kỹ ý kiến bác sĩ về chế độ ăn để giúp tăng hiệu quả điều trị.
- Không nên uống thuốc điều trị bệnh suy giáp với nhóm thực phẩm giàu canxi như sữa, các chế phẩm từ sữa hoặc uống cùng với thuốc canxi, điều này sẽ làm giảm tác dụng của thuốc. Bác sĩ khuyến cáo người bệnh suy giáp đang sử dụng thuốc điều trị nên uống sữa vào khoảng thời gian cách xa thời điểm uống thuốc.
- Các loại đồ uống có chứa chất kích thích như cà phê, rượu bia, đồ uống ga… sẽ làm giảm tác dụng của thuốc điều trị bệnh tuyến giáp. Bệnh nhân điều trị suy giáp nên uống thuốc vào buổi sáng, có thể uống lúc đói và ăn sáng sau đó khoảng 1 tiếng.
Hãy nhớ rằng chế độ dinh dưỡng phù hợp luôn là một điều rất quan trọng trong quá trình điều trị ung thư tuyến giáp. Nếu còn chưa nắm rõ về vấn đề ung thư tuyến giáp kiêng ăn gì và nên ăn gì, hãy tham khảo thêm ý kiến của bác sĩ điều trị để xây dựng một kế hoạch ăn uống tốt nhất và phù hợp nhất đối với tình trạng sức khỏe của người bệnh.
Xem thêm: Dấu hiệu ung thư tuyến giáp giai đoạn đầu là gì?
Ánh Vũ
Nguồn tham khảo: hellobacsi.com