Lý thuyết Công nghệ 8 Bài 8: An toàn điện
A. Lý thuyết An toàn điện
1. Một số nguyên nhân gây tai nạn điện
1.1. Do tiếp xúc trực tiếp với vật mang điện
- Sửa chữa điện khi chưa ngắt nguồn điện.
- Kiểm tra thiết bị điện mà không sử dụng dụng cụ bảo vệ hoặc hỗ trợ.
- Chạm vào ổ điện bằng vật dẫn điện.
1.2. Do tiếp xúc gián tiếp với máy móc, thiết bị điện bị nhiễm điện
- Tiếp xúc với dây điện trần hoặc dây dẫn điện bị hở.
- Sử dụng các thiết bị bị rò rỉ điện.
- Tiếp xúc với khu vực có dây dẫn bị đứt rơi xuống đất.
1.3. Do vi phạm khoảng cách an toàn với lưới điện cao áp và trạm biến áp
Gần đường dây cao áp và trạm biến áp có nguy cơ phóng điện qua không khí hoặc truyền điện xuống đất.
2. Biện pháp an toàn điện
Để sử dụng điện an toàn, cần tuân thủ các nguyên tắc sau:
- Khi sử dụng điện:
+ Lựa chọn thiết bị điện an toàn và sử dụng đúng hướng dẫn.
+ Kiểm tra định kỳ thiết bị và dây cấp nguồn.
+ Sử dụng dây cấp nguồn có vỏ cách điện.
+ Sử dụng thiết bị chống giật và tuân thủ khoảng cách an toàn.
- Khi sửa chữa điện:
+ Ngắt nguồn điện trước khi sửa chữa.
+ Sử dụng đúng dụng cụ bảo vệ an toàn điện.
3. Dụng cụ bảo vệ an toàn điện
3.1. Dụng cụ bảo vệ an toàn điện
3.2. Sử dụng bút thử điện
a. Cấu tạo bút thử điện
b. Nguyên lí làm việc
- Khi chạm tay vào kẹp kim loại và đặt đầu bút lên vật mang điện, dòng điện tử vật mang điện đi qua điện trở và bóng đèn thể người, hình thành mạch kín, làm bóng đèn sáng lên.
- Dòng điện qua bóng đèn nhỏ, không nguy hiểm cho người.
c. Sử dụng bút thử điện
- Đặt đầu bút thử điện vào vị trí cần kiểm tra nguồn điện.
- Ấn nhẹ ngón tay cái vào kẹp kim loại ở đầu còn lại của bút (nắp bút).
- Quan sát đèn báo, nếu đèn phát sáng thì tại vị trí kiểm tra có điện.
4. Sơ cứu người bị điện giật
4.1. Các bước cần làm khi có người bị tai nạn điện giật
Các bước sơ cứu nạn nhân bị điện giật:
- Bước 1: Ngắt nguồn điện gần nhất.
- Bước 2: Sử dụng vật cách điện tách nạn nhân ra khỏi nguồn điện.
- Bước 3: Dưa nạn nhân đến nơi thoáng, rộng rãi để kiểm tra hô hấp và sơ cứu.
- Bước 4: Đưa nạn nhân đến trạm y tế hoặc gọi điện cho nhân viên y tế.
4.2. Thực hành sơ cứu người bị tai nạn điện giật
a. Yêu cầu thực hiện
- Đặt nạn nhân nằm ngửa trên mặt phẳng (sàn nhà hoặc mặt bàn).
- Thực hiện hô hấp nhân tạo và ép tim ngoài lồng ngực theo đúng số lần thao tác trong mỗi phút.
- Đảm bảo an toàn trong quá trình thực hành.
b. Dụng cụ, vật liệu
- Khăn lau sạch.
- Khăn lót sản cho nạn nhân nằm.
- Đồng hồ bấm giờ.
c. Quy trình sơ cứu người bị tai nạn điện giật
Thực hiện sơ cứu theo thứ tự các bước như trong Bảng 8.1.
B. Sơ đồ tư duy An toàn điện
C. Bài tập An toàn điện
Đang cập nhật…
Xem thêm các bài lý thuyết Công nghệ 8 sách Chân trời sáng tạo hay, chi tiết tại:
Lý thuyết Bài 9: Mạch điện
Lý thuyết Bài 10: Mạch điện điều khiển
Lý thuyết Bài 12: Ngành nghề phổ biến trong lĩnh vực kĩ thuật điện
Lý thuyết Bài 13: Đại cương về thiết kế kĩ thuật
Lý thuyết Bài 14: Quy trình thiết kế kĩ thuật