Lý thuyết Lịch sử 11 Bài 19: Nhân dân Việt Nam kháng chiến chống Pháp xâm lược (Từ năm 1858 đến trước năm 1873)
I. Liên quân Pháp - Tây Ban Nha xâm lược Việt Nam. Chiến sự ở Đà Nẵng năm 1858
1. Tình hình Việt Nam đến giữa thế kỉ XIX trước khi thực dân Pháp xâm lược
- Chính trị: là quốc gia độc lập, có chủ quyền, song chế độ phong kiến khủng hoảng.
- Kinh tế: nông nghiệp sa sút. Ruộng đất tập trung trong tay địa chủ; thường xuyên mất mùa… Công thương nghiệp đình đốn.
- Quân sự: lạc hậu.
- Đối ngoại: có nhiều chính sách sai lầm, như: cấm đạo, xua đuổi giáo sĩ phương Tây,...
- Xã hội: đời sống của các tầng lớp nhân dân khổ cực; nhiều cuộc khởi nghĩa chống triều đình đã nổ ra: Cao Bá Quát, Lê Duy Lương…
2. Thực dân Pháp ráo riết chuẩn bị xâm lược Việt Nam
- Thông qua con đường buôn bán và truyền đạo, các nước tư bản phương Tây đã sớm biết đến Việt Nam.
- Tư bản Pháp đã lợi dụng đạo Thiên Chúa như một công cụ xâm lược Việt Nam.
- Lợi dụng cơ hội Nguyễn Ánh cầu cứu Pháp để chống lại quân Tây Sơn => năm 1787, Hiệp ước Véc-xai được kí kết.
- Năm 1857, Na-pô-lê-ông III lập ra Hội đồng Nam Kì để bàn cách can thiệp vào Việt Nam, đồng thời tích cực xâm chiếm Việt Nam.
3. Chiến sự ở Đà Nẵng năm 1858
- Nguyên nhân Pháp - Tây Ban Nha chọn Đà Nẵng làm điểm tấn công đầu tiên:
+ Đà Nẵng là cảng nước sâu vì vậy tàu chiến có thể hoạt động dễ dàng.
+ Có thể dùng Đà Nẵng làm bàn đạp tấn công Huế, buộc triều Nguyễn phải đầu hàng.
+ Đà Nẵng là nơi thực dân Pháp xây dựng được cơ sở giáo dân theo Kitô => Pháp hy vọng được giáo dân ủng hộ khi đổ bộ lên khu vực này.
- Diễn biến chiến sự:
+ Ngày 31/8/1858, liên quân Pháp - Tây Ban Nha dàn trận trước cửa biển Đà Nẵng.
+ Sáng 1/09/1858, Pháp nổ súng tấn công và đổ bộ lên bán đảo Sơn Trà.
+ Quân dân Việt Nam anh dũng chống xâm lược, thực hiện kế sách “vườn không nhà trống”, khiến Pháp bị cầm chân 5 tháng trên bán đảo Sơn Trà; Kế hoạch “đánh nhanh thắng nhanh” của Pháp bước đầu thất bại.
II. Cuộc kháng chiến chống Pháp ở Gia Định và các tỉnh miền Đông Nam Kì từ năm 1859 - 1862:
1. Kháng chiến ở Gia Định
- Nguyên nhân Pháp tiến đánh Gia Định:
+ Gia định có vị trí địa lí chiến lược quan trọng.
+ Gia Định là miền đất trù phú, giàu tài nguyên.
+ Người Pháp phải hành động gấp vì tư bản Anh sau khi chiếm Singapo và Hương cảng (Hồng Kông) cũng đang ngấp nghé chiếm Sài Gòn để nối liền cửa biển quan trọng trên.
- Diễn biến chiến sự:
+ Tháng 2/1859, Pháp đánh chiếm thành Gia Định. Nhân dân Gia Định kiên quyết đấu tranh, khiến Pháp buộc phải nổ súng phá thành, lui xuống cố thủ trong các tàu chiến. Kế hoạch “đánh nhanh thắng nhanh” thất bại, Pháp phải chuyển sang kế hoạch “chinh phục từng gói nhỏ”.
+ Năm 1960, Pháp rút quân từ Đà Nẵng về Gia Định. Triều Nguyễn không tranh thủ phản công mà “thủ hiểm” tại đại đồn Chí Hòa.
+ Nhân dân Gia Định anh dũng đấu tranh chống Pháp, tiêu biểu như: trận tấn công đồn Chợ Rẫy do Dương Bình Tâm chỉ huy,...
2. Kháng chiến lan rộng ra các tỉnh miền Đông Nam Kì. Hiệp ước Nhâm Tuất (5/6/1862)
- Tháng 2/1861, Pháp tấn công, đánh chiếm Đại Đồn Chí Hoà. Tiếp đó, Pháp đưa quân đến Pháp đánh chiếm Định Tường, Biên Hoà, Vĩnh Long.
- Cuộc kháng chiến của nhân dân Việt Nam phát triển mạnh. Các chiến công tiêu biểu: trận đốt cháy tài Ét-pê-răng trên sông Nhật Tảo của nghĩa quân do Nguyễn Trung Trực chỉ huy,...
- Ngày 5/6/1862, triều Nguyễn đã kí với Pháp bản hiệp ước Nhâm Tuất gồm 12 điều khoản, với các nội dung cơ bản:
+ Thừa nhận quyền cai quản của Pháp ở Gia Định - Định Tường - Biên Hòa. Mở 3 cửa biển Đà Nẵng, Ba Lạt, Quảng Yên cho Pháp và Tây Ban Nha vào tự do buôn bán.
+ Bồi thường cho Pháp 288 vạn lạng bạc.
+ Cho phép người Pháp và Tây Ban Nha tự do truyền đạo Kito.
+ Pháp trả lại Vĩnh Long khi nào triều đình buộc nhân dân ngừng kháng chiến.
- Nhận xét: việc kí kết hiệp ước Nhâm Tuất chứng tỏ thái độ nhu nhược của triều đình, bước đầu nhà Nguyễn đã đầu hàng thực dân Pháp.
III. Cuộc kháng chiến của nhân dân Nam Kì sau hiệp ước 1862
1. Nhân dân ba tỉnh miền Đông tiếp tục kháng chiến sau Hiệp ước 1862.
- Sau khi kí Hiệp ước Nhâm Tuất, triều đình nhà Nguyễn ra lệnh giải tán các toán nghĩa binh chống Pháp ở 3 tỉnh Đông Nam Kì.
- Phong trào đấu tranh chống Pháp của nhân dân Đông Nam Kì vẫn diễn ra sôi nổi:
+ Phong trào “Tị địa” của nhân dân Đông Nam Kì gây cho Pháp nhiều khó khăn.
+ Các toán nghĩa binh hoạt động ngày càng mạnh mẽ. Tiêu biểu là cuộc khởi nghĩa của Trương Định (1860 - 1862),...
2. Thực dân Pháp chiếm ba tỉnh miền Tây Nam Kì
- Sau khi chiếm được ba tỉnh miền Đông Nam Kì, Pháp bắt tay ngay vào việc thiết lập bộ máy cai trị và mở rộng phạm vi chiếm đóng.
- Lợi dụng sự bạc nhược của triều đình Huế, từ 20 đến 24/6/1867, Pháp chiếm Vĩnh Long , An Giang và Hà Tiên không tốn một viên đạn.
3. Nhân dân ba tỉnh miền Tây chống Pháp
- Phong trào kháng chiến chống Pháp của nhân dân các tỉnh miền Tây Nam Kì dâng cao:
+ Một số sĩ phu ra Bình Thuận dựng Đồng Châu xã nhằm mưu cuộc kháng chiến lâu dài.
+ Nhiều cuộc khởi nghĩa nổ ra: Trương Quyền ở Tây Ninh…
- Phong trào thất bại nhưng đã thể hiện lòng yêu nước nồng nàn và ý chí bất khuất của nhân dân Việt Nam.
Trắc nghiệm Lịch sử 11 Bài 19: Nhân dân Việt Nam kháng chiến chống Pháp xâm lược (Từ năm 1858 đến trước năm 1873)
Lý thuyết Bài 20: Chiến sự lan rộng ra cả nước. Cuộc kháng chiến của nhân dân ta từ năm 1873 đến năm 1884. Nhà Nguyễn đầu hàng
Lý thuyết Bài 21: Phong trào yêu nước chống pháp của nhân dân Việt Nam trong những năm cuối thế kỉ 19
Lý thuyết Bài 22: Xã hội Việt Nam trong cuộc khai thác lần thứ nhất của thực dân Pháp
Lý thuyết Bài 23: Phong trào yêu nước và cách mạng ở Việt Nam từ đầu thế kỉ 20 đến chiến tranh thế giới thứ nhất (1914)
Lý thuyết Bài 24: Việt Nam trong những năm chiến tranh thế giới thứ nhất (1914 - 1918)