Tuy nhiên, theo Hiệp hội Sản Phụ khoa Hoa Kỳ (ACOG), phụ nữ mang thai nên ăn đa dạng các loại trái cây khác nhau để bổ sung đủ chất dinh dưỡng cần thiết cho cơ thể, trong đó bao gồm cả quả vải.
Quả vải chứa rất nhiều vitamin C, kali, chất chống oxy hóa cho phụ nữ mang thai. Do đó, câu trả lời cho vấn đề “Bà bầu ăn vải được không?” là “Có”. Tuy nhiên, không phải vì vậy mà các mẹ bầu muốn ăn bao nhiêu tùy ý. Vì bản chất của trái vải là có tính nóng và chứa lượng đường cao, nên mẹ bầu cần ăn vải có chừng mừng.
Ngoài ra, nếu phụ nữ mang thai bị tiểu đường thai kỳ, rối loạn đường huyết hoặc tăng cân quá nhanh thì nên hạn chế ăn vải, mẹ nhé.
Bà bầu ăn vải nhiều được không, có sao không?
Như vậy là các chị em đã biết được bà bầu ăn vải được không. Vậy, bầu ăn vải nhiều có tốt không? Khi thêm quả vải vào chế độ ăn, mẹ bầu cần chú ý đến số lượng vải ăn mỗi ngày. Nếu ăn quá nhiều, phụ nữ mang thai không những không được thụ hưởng những lợi ích của quả vải mà còn có thể gặp phải một số biến chứng sau:
- Nóng trong người: Bà bầu ăn vải có nóng không? Vải là loại trái cây có tính nóng, do đó nếu mẹ bầu ăn quá nhiều sẽ gây nóng trong người. Điều này sẽ gây ảnh hưởng không tốt cho thai phụ và em bé. Nếu các mẹ bầu ăn nhiều có thể gặp phải một số triệu chứng như đau họng, chảy máu mũi, loét miệng…
- Tiểu đường thai kỳ: Mẹ bầu ăn vải nhiều có sao không? Vải cũng là một loại trái cây có chứa rất nhiều đường. Nếu các chị em đang mang thai ăn quá nhiều, lượng đường trong máu sẽ tăng lên đột ngột, làm tăng nguy cơ bị đái tháo đường thai kỳ.
- Hạ đường huyết nguy hiểm: Tiêu thụ quá nhiều chất xơ cũng có thể làm hạ huyết áp xuống mức nguy hiểm, gây ra các triệu chứng như mờ mắt, chóng mặt, lạnh, buồn nôn, thở nông và mệt mỏi.
- Tăng nguy cơ chảy máu: Vải có thể làm tăng nguy cơ chảy máu khi tương tác với các loại thuốc như aspirin, thuốc chống đông máu (heparin hoặc warfarin), thuốc kháng tiểu cầu (clopidogrel) và thuốc giảm đau nhóm NSAIDs (naproxen hoặc ibuprofen).
- Gây xuất huyết: Bầu ăn nhiều vải có sao không? Vải cũng có thể gây xuất huyết khi dùng chung với các loại thảo mộc.