Phục hồi bình ắc quy nước là bước quan giúp kéo dài tuổi thọ, tái tạo lại năng lượng đồng thời tiết kiệm được chi phí sửa chữa. Qua bài viết này, Honda Mỹ Đình sẽ hướng dẫn mọi người cách phục hồi bình ắc quy nước chi tiết và hiệu quả chỉ với 9 bước. Đừng bỏ lỡ nhé.
Tổng quan về bình ắc quy nước
Ắc quy nước có mặt ở xung quanh chúng ta. Bạn có thể bắt gặp ở bất cứ đâu trong các thiết bị sử dụng ắc quy như xe ô tô, xe máy,… Đến nay nhiều người vẫn chưa biết ắc quy nước là gì? Chúng hoạt động thế nào và giá trị mang lại ra sao? Vậy hãy để Honda Mỹ Đình giúp bạn tìm hiểu vấn đề này!
Bình ắc quy nước là gì?
Bình ắc quy nước hay còn được gọi là ắc quy axit nước khi sử dụng axit H2SO4 làm dung dịch điện ly. Loại này thường có cấu tạo hình chữ nhật với nhiều rỗng phía trong, mỗi ngăn có nắp vặn phía trên để dễ dàng bổ sung axit khi cần thiết. Chính vì vậy, trong quá trình sử dụng cần nên cẩn thận và bổ sung axit cho phù hợp với bình ắc quy.
Nguyên lý hoạt động bình ắc quy nước
Bình ắc quy nước hoạt động dựa vào phản ứng hoá học điện hóa giữa hai điện cực, tạo ra dòng điện trong quá trình sạc và dòng ngược lại trong quá trình sử dụng. Trong quá trình hoạt động, H2SO4 tác động lên các tấm điện cực để tạo ra điện năng. Khi bình ắc quy nước mất điện năng, quá trình này được đảo ngược bằng cách sạc lại bình qua nguồn điện bên ngoài.
Ưu điểm của bình ắc quy nước
- Có dòng điện khỏe.
- Giá thành rẻ.
- Có thể tháo ra sử dụng cho các công cụ điện khác khi thắp sáng, quạt điện…
- Điện yếu dần không đột ngột và để lâu vẫn có thể hồi điện.
Nhược điểm của bình ắc quy nước
- Nạp điện bổ sung thường xuyên khoảng 3 tháng/lần nếu không nối với thiết bị tiêu thụ điện. Nếu mức điện dịch ở từng ô ngăn thấp hơn quy định thì phải bổ sung.
- Có thể phát ra khí cháy hoặc khí có mùi khó chịu khi nạp bình ắc quy
- Tuổi thọ thấp hơn so với loại ắc quy khô.
- Có hiện tượng rò rỉ phần bên trong nắp máy do axit bốc hơi.
Tại sao cần phải phục hồi bình ắc quy nước?
Bình ắc quy nước sau một thời gian sử dụng lâu dài, trải qua nhiều quá trình nạp và xả dẫn tới suy giảm hiệu suất, làm giảm khả năng cung cấp nguồn điện ổn định. Tình trạng này có thể dẫn đến khởi động khó khăn, thiếu năng lượng cho các thiết bị và phương tiện gây ảnh hưởng trong quá trình lái xe. Dưới đây là lý do tại sao chủ xe cần phải phục hồi bình ắc quy nước.
Do đã sử dụng sản phẩm trong một thời gian dài
Sau khi sử dụng một thời gian dài, ắc quy nước có khả năng yếu điện hoặc không có điện để cung cấp năng lượng. Nguyên nhân có thể là do hết điện, chạm dây hay bụi bặm quá nhiều.
Do dung môi không thuần khiết
Môi trường không thuần khiết dẫn đến ắc quy xảy ra hiện tượng sunfat hóa. Chúng tạo ra những chất kết tủa rắn màu trắng xám (PbSO4) bám trên bề mặt bản cực làm cản trở quá trình điện hóa. Từ đó làm suy giảm nghiêm trọng dung lượng và tuổi thọ của bình ắc quy.
Khi bị sunfat hóa, kết tủa nâu đen dưới đáy ắc quy được tạo ra ở phần vật chất bản cực dương. Lúc này bình ắc quy không thể nạp đầy điện và công suất cực đại bị giảm sút, thậm chí là không sử dụng được nữa.
Cách phục hồi bình ắc quy nước hiệu quả chỉ với 9 bước
Ắc quy yếu điện sau khi phục hồi có thể tái sử dụng tốt, mang lại hiệu suất cao như bạn đầu. Dưới đây là những chi tiết về cách phục hồi bình ắc quy nước hiệu quả chỉ với 9 bước:
Bước 1: Chuẩn bị dụng cụ
Dụng cụ bạn cần chuẩn bị để phục hồi ắc quy nước gồm:
- Vôn kế hoặc đồng hồ vạn năng
- Thiết bị đo và kiểm tra tỷ trọng axit
- Máy nạp
- Hóa chất phục hồi. VD: nước cất, baking soda…
- Dụng cụ bảo hộ an toàn. VD: khẩu trang, găng tay
Bước 2: Kiểm tra tổng thể ắc quy
Bạn cần tiến hành đo điện áp ắc quy bằng Vôn kế hoặc đồng hồ vạn năng để kiểm tra điện áp ắc quy có ổn định hay không. Ắc quy nước tiêu chuẩn có điện áp là 12V vì vậy:
- Nếu đo điện áp trong khoảng 10V - 12,6V tức là ắc quy có khả năng phục hồi.
- Nếu điện áp nhỏ hơn 10V thì khả năng phục hồi bình là rất kém bởi lúc này ắc quy có thể chết hoặc cần được thay thế.
Bước 3: Vệ sinh bình
Sau một khoảng thời gian sử dụng đáng kể, bình ắc quy thường không tránh khỏi việc bám bụi và dơ bẩn xung quanh. Tình trạng này có thể gây trở ngại cho quá trình truyền năng lượng, dẫn đến điện áp không ổn định trong quá trình hoạt động. Vì lý do này, việc làm sạch bình trước khi tiến hành các bước tiếp theo là cực kỳ cần thiết.
Bước 4: Tiến hành rút cạn dung dịch bên trong bình
Trên bề mặt của bình ắc quy nước, bạn sẽ thấy có các vòi vặn, thường là 6 vòi. Để tiếp tục, bạn có thể mở các vòi này và sau đó rút toàn bộ dung dịch bên trong bình ra một xô hoặc chậu nhựa đã chuẩn bị sẵn.
Lưu ý: Trong quá trình đổ dung dịch ra bên ngoài hãy cẩn thận tránh làm dung dịch axit bắn vào người gây bỏng da.
Bước 5: Trộn dung dịch làm sạch bình
Bạn cần trộn dung dịch làm sạch bình bằng các hóa chất phục hồi sau khi đã rút toàn bộ dung dịch. Bạn có thể dùng baking soda và nước cất để làm sạch bình ắc quy. Thông thường baking soda và nước cất sẽ trộn với tỷ lệ 1:1 hoặc 2:1 tùy thuộc vào mức độ sử dụng. Lưu ý rằng, bạn chỉ nên làm sạch ắc quy bằng hóa chất phục hồi thay vì dùng nước máy để làm sạch. Bởi trong nước máy có chứa một số khoáng chất vi lượng không phù hợp để làm sạch pin.
Bước 6: Làm sạch pin ắc quy bằng dung dịch vừa trộn
Dùng 1 cái phễu hoặc bất kỳ dụng cụ chuyên dụng nào để tiến hành đổ dung dịch đã trộn trước đó vào từng ô pin. Sau khi đổ xong dung dịch, bạn tiến hành lắp các bình lại rồi lắc bình khoảng 1 phút. Quá trình này giúp làm sạch bên trong ô pin, lắc xong cần tháo nắp pin và đổ dung dịch làm sạch ra bên ngoài. Trong quá trình này bạn nên hết sức cẩn thận tránh để dung dịch bắn vào người.
Bước 7: Pha chế dung dịch
Sau khi hoàn thành công đoạn làm sạch ở bước 6, bạn tiến hành pha chế dung dịch theo công thức 120gm muối Epsom + 1 lít nước cất hoặc có thể làm ấm nước để quá trình hòa tan muối Epsom diễn ra nhanh hơn.
Dung dịch khi đổ vào từng ô pin phải được trộn đều để đảm bảo độ hiệu quả tối ưu. Sau đó, đổ dung dịch vào từng ô pin cho đến khi dung dịch ở giữa 2 vạch Min và Max rồi nắp các nút lại cho chắc chắn.
Bước 8: Sạc ắc quy
Bình sau khi được hồi phục phải để ở những nơi thoáng khí, sau đó đem đi sạc qua đêm với dòng điện bằng 1/10 dung lượng bình
Bước 9: Kiểm tra tình trạng ắc quy sau khi đã được sạc
Sau khi sạc bình ắc quy, bạn nên kiểm tra tình trạng ắc quy Vôn kế hay dụng cụ kiểm tra ắc quy chuyên dụng:
- Nếu giá trị khoảng 12,42V tức là bình có thể sử dụng ngay
- Nếu giá trị thấp hơn, cần tiến hành sạc thêm 12 giờ nữa.
Lưu ý trong quá trình phục hồi bình ắc quy nước
Phục hồi bình ắc quy nước để tái sử dụng giúp chủ xe tiết kiệm được rất nhiều chi phí sửa chữa. Bên cạnh đó, làm thủ công bao giờ cũng có nhiều rủi ro tiềm ẩn xuất hiện xung quanh. Để bảo vệ chính bản thân cũng như cho quá trình phục hồi bình thuận lợi. Dưới đây là một số lưu ý trong quá trình phục hồi bình ắc quy nước.
- Trong quá trình sửa chữa, cần đeo găng tay, khẩu trang để làm sạch pin và đổ dung dịch.
- Hãy chắc chắn rằng bình ắc quy vẫn hoạt động bình thường, không bị hư hỏng hoặc chết máy, trường hợp này không còn phục hồi được nữa.
- Sau khi ắc quy được sạc, hãy tiến hành kiểm tra một lần nữa để đảm bảo ắc quy hoạt động bình thường và ổn định.
Kết bài
Bài viết trên của Honda Mỹ Đình đã hướng dẫn chi tiết cách phục hồi bình ắc quy nước sao cho hiệu quả chỉ với 9 bước. Tuy quá trình tự phục hồi giúp bạn tiết kiệm khá nhiều chi phí sửa chữa nhưng về cơ bản không thể hoạt động quá lâu dài. Nếu bạn còn nhiều thắc mắc về vấn đề sửa chữa, phục hồi bình hãy theo dõi HONDA MỸ ĐÌNH để được giải đáp chi tiết hơn. Đây là nơi chuyên về các dòng xe trong kinh doanh, bảo dưỡng chất lượng tại Việt Nam mà bạn không nên bỏ qua.