Trích dẫn tài liệu tham khảo trong luận văn là điều vô cùng cần thiết mà bài luận văn nào cũng cần phải có. Tuy nhiên không phải bạn nào cũng biết cách sắp xếp tài liệu một cách chuẩn xác. Bài viết ngày hôm nay Luận Văn 1080 sẽ chia sẻ đến bạn cách sắp xếp tài liệu tham khảo trong luận văn.
Xem thêm: Hướng dẫn cách trích dẫn tài liệu tham khảo trong word chi tiết
1. Tài liệu tham khảo là gì?
Để biết cách sắp xếp tài liệu tham khảo trong luận văn như thế nào, trước hết bạn cần hiểu được khái niệm tài liệu tham khảo là gì.
Tài liệu tham khảo là các tài liệu được sử dụng, trích dẫn trong bài luận văn, báo cáo... của bạn
Việc sử dụng tài liệu tham khảo thể hiện được sự nghiên cứu, tham khảo sâu rộng của bạn với các kết quả nghiên cứu của người khác và thừa nhận sở hữu trí tuệ của người đó.
Trích dẫn tài liệu tham khảo thể hiện được sự tôn trọng của bạn đối với tác giả. Đồng thời tăng tính thuyết phục và bảo vệ luận cứ, dẫn chứng mà bạn đưa ra chứ không phải là việc đạo văn, sao chép từ các ý tưởng, thông tin đó.
2. Cách sắp xếp tài liệu tham khảo trong luận văn
Cách sắp xếp tài liệu trong luận văn tại mỗi trường có thể có những yêu cầu khác nhau. Nhưng về cơ bản thì cũng không khác nhau quá nhiều.
Những vấn đề trích dẫn, tài liệu tham khảo phải được ghi nhận trong 2 phần của bài, đó là: phần nội dung và phần cuối bài.
+ Đối với phần nội dung: bất cứ khi nào bạn sử dụng tài liệu thì bạn bắt buộc phải ghi nhận ngay, có thể ghi ở phần đầu câu, cuối câu hay sau một đoạn văn, một trích dẫn trực tiếp.
+ Đối với phần cuối bài: Bạn sẽ tập hợp tất cả các tài liệu tham khảo bạn sử dụng trong nội dung bài lại thành một danh mục tài liệu tham khảo.
Dưới đây Luận Văn 1080 sẽ hướng dẫn bạn cách viết tài liệu tham khảo trong luận văn đối với 2 trường hợp trên.
2.1. Ghi tài liệu tham khảo phần nội dung
Cách trích dẫn tài liệu tham khảo trong luận văn bao gồm các thông tin sau:
- Họ tên tác giả, tổ chức
- Năm xuất bản tài liệu
- Trang tài liệu trích dẫn
Có 2 cách chủ yếu trong cách sắp xếp tài liệu tham khảo trong luận văn:
+ Trích dẫn nguyên văn:
Ví dụ về trích dẫn nguyên văn:
Nguyễn Văn A vào năm 2016 có viết: hệ số an toàn vốn của hệ thống NHTM tuy đạt mức quy định nhưng lại thiếu tính bền vững. Thực trạng này làm dấy lên quan ngại về khả năng chống chọi rủi ro của toàn hệ thống
+ Cách trích dẫn 1: “hệ số an toàn vốn của hệ thống NHTM tuy đạt mức quy định nhưng lại thiếu tính bền vững. Thực trạng này làm dấy lên quan ngại về khả năng chống chọi rủi ro của toàn hệ thống” (Nguyễn Văn A, 2016, p. 24).
Ví dụ về trích dẫn diễn giải:
+ Cách trích dẫn 2: Tuy đáp ứng được quy định của Nhà nước về hệ số CAR (capital adequacy ratio), nhưng hệ thống NHTM phải đối mặt với tình trạng hệ số này thiếu ổn định. Do đó, có cơ sở để lo ngại về sự an toàn của hệ thống khi phải đối mặt với rủi ro (Nguyễn Văn A, 2016).
+ Cách trích dẫn 3: Nguyễn Văn A (2016) đã nhận định rằng tuy đáp ứng quy định của Nhà nước về hệ số CAR (capital adequacy ratio), nhưng hệ thống NHTM phải đối mặt với tình trạng hệ số này thiếu ổn định. Do đó, có cơ sở để lo ngại về sự an toàn của hệ thống khi phải đối mặt với rủi ro.
+ Trích dẫn biểu đồ: ví dụ: Theo số liệu của Tổng cục thống kê (2018), tỷ lệ hộ nghèo tại Việt Nam đã tăng từ 2,3%...
2.2. Ghi danh mục tài liệu tham khảo
Nội dung tiếp theo trong cách sắp xếp tài liệu tham khảo trong luận văn đó là danh mục tài liệu tham khảo.
Danh mục tài liệu tham khảo được ghi theo thứ tự bạn trích dẫn trong phần nội dung, không phân biệt ngôn ngữ là tiếng Việt, tiếng Anh...Các tài liệu nước ngoài cần phải được giữ nguyên bản, không cần phiên âm, phiên dịch.
Dưới đây là cách sắp xếp tài liệu tham khảo trong luận văn ở phần cuối bài luận văn:
- a) Tài liệu tham khảo là giáo trình hoặc sách
Quy tắc viết: Họ tên tác giả, năm xuất bản (ghi trong ngoặc đơn). Tên chương, tên sách ( in nghiêng), lần xuất bản ( chỉ ghi khi xuất bản lần thứ 2 trở lên), nhà xuất bản, nơi xuất bản.... nếu sách có 2 tác giả thì dùng từ “và” để nối, nếu sách có 3 tác giả trở lên thì ghi tên tác giả chính và cộng sự....
Ví dụ: GS.TS.NGND Ngô Thế Chi (2010). “Giáo trình kế toán doanh nghiệp thương mại dịch vụ” NXB Tài Chính, Hà Nội.
- b) Tài liệu tham khảo là một chương, một phần của sách
Quy tắc viết: Họ tên tác giả, năm xuất bản (ghi trong ngoặc đơn).Tên chương, tên sách ( in nghiêng), lần xuất bản ( chỉ ghi khi xuất bản lần thứ 2 trở lên), nhà xuất bản, nơi xuất bản, tập, trang.
Ví dụ: PGS.TS Đoàn Xuân Tiên (2009). “Giáo trình Kế toán quản trị doanh nghiệp”, NXB tài chính, Hà Nội, 1, 10-11
- c) Tài liệu tham khảo là bài báo, tạp chí
Quy tắc viết: Họ tên tác giả, năm xuất bản (ghi trong ngoặc đơn). Tên bài báo, tạp chí ( in nghiêng), tập, số trang...
- d) Tài liệu tham khảo là từ các bài viết trên internet, báo mạng
Quy tắc viết: Tên tác giả (nếu có), năm (nếu có), tên tài liệu tham khảo, (đường dẫn để tiếp cận tài liệu đó ), thời gian trích dẫn.
Sử dụng tài liệu này nhanh, dễ tìm kiếm. Tuy nhiên khi bạn trích dẫn từ đây sẽ khó tạo được độ tin tưởng
Xem thêm các bài viết liên quan
Cách Trích Dẫn APA Chi Tiết Trong Tiểu Luận, Luận Văn
Hướng Dẫn Cách Trích Dẫn Tài Liệu Tham Khảo Trong Luận Văn Chuẩn Nhất
Trên đây là bài chia sẻ những cách sắp xếp tài liệu tham khảo trong luận văn của Luận Văn 1080. Nếu có thắc mắc hoặc cần giúp đỡ vui lòng liên hệ SĐT: 096 999 1080. Email: luanvan1080@gmail.com, chúng tôi sẽ hỗ trợ bạn hoàn thành bài luận văn thạc sĩ tốt nhất. Chúc các bạn thành công!