Ngày nay, xu hướng sử dụng cây đuôi phụng (cây đuôi công) để trang trí nội ngoại thất nhà ở, sân vườn đang là thú chơi được nhiều người ưa chuộng và săn đón. Nhưng để biết được loại cây này phù hợp với người có cung mệnh gì, tuổi nào và ý nghĩa phong thuỷ của nó ra sao, thì Sân Vườn Sài Gòn mời bạn đọc tìm hiểu thêm trong bài viết này nhé !
Cây đuôi phụng là cây gì ?
Cây đuôi phụng hay còn được gọi là cây đuôi công, cây huỳnh tinh cảnh, cây đuôi công,… Cây có tên khoa học là Calathea lancifolia, thuộc họ Củ dong Marantaceae. Loại cây này có nguồn gốc từ những cánh rừng nhiệt đới Nam Mỹ, đặc biệt là Brazil và Colombia. Vi vẻ đẹp quyến rũ của mình mà cây được du nhập trồng ở nhiều nơi trên thế giới trong đó có Việt Nam, chủ yếu được thấy ở Miền Nam nước ta.
Đặc điểm cây cỏ đuôi phụng
Thân: Thuộc cây thân thảo, khá mảnh mai, mềm mại, chiều cao trung bình của thân cây từ 50 - 70cm.
Lá: Lá cây khá dài có thể lên đến 40cm, lá có màu xanh lục ở mặt trên, màu xanh đậm ở mặt dưới. Nổi bật là ở trên mặt lá xuất hiện các hình bầu dục màu sẫm xếp so le với nhau khiến cho mặt lá như được dập nổi 3D vô cùng độc đáo.
Hoa: Cây có khả năng cho ra hoa rất đẹp, hoa cây đuôi phụng thường mọc thành chùm, màu trắng nhạt, dạng hình ống. Kích thước của hoa khá nhỏ và năm sâu trong hốc lá nên rất khó để nhận ra.
Quả: Quả của cây đuôi phụng rất nhỏ và thường không mang lại giá trị gì nhiều.
Cây đuôi phụng có mấy loại ?
Cây đuôi phụng tím
Với màu tím đặc trưng và khá bắt mắt nên cây thường được ưa chuộng săn đón nhiều. Là biểu tượng của sự may mắn và thịnh vượng nên thường được trồng làm cảnh trang trí nội thất.
Cây đuôi phụng đỏ
Cây đuôi công đỏ là loại cây công trình thường được dùng để trồng viền, trồng nền hay bụi cây trang trí tiểu cảnh. Cây có khả năng thanh lọc không khí tốt, giúp cải thiện chất lượng sinh khí khá tốt.
Cây đuôi phụng xanh
Đuôi phụng xanh là giống cây xuất hiện và được trồng phổ biến nhất ở Việt Nam bởi tính đa dụng và lợi ích mà nó mang lại. Đồng thời giá thành của cây đuôi công xanh cũng rẻ hơn só với các giống cây khác cùng loại.
Cây đuôi phụng có độc không ?
Mặc dù có bề ngoài khá lạ mắt nhiều ngưỡi vẫn nghĩ cây đuôi phụng sẽ có độc. Nhưng thực chất cây đuôi phụng không có độc và hoàn toàn lành tính, an toàn với con người khi chạm vào thân, lá, hoa. Thậm chí là bạn có lỡ ăn lá cây cũng không sao.
Ý nghĩa phong thuỷ cây đuôi phụng
Theo quan niệm phong thuỷ, nhờ sắc xanh tươi mới của lá và sự phát triển nhanh chóng của cây mà cây đuôi phụng đại diện cho sự may mắn, tài lộc. Đặt cây ở những vị trí thu hút tài vận, vượng khí tốt như bàn học, phòng làm việc, phòng khách sẽ giúp cho công việc trở nên suôn sẻ, thuận lợi. Ngoài ra, cây còn được dùng để làm quà tặng vào các dịp quan trọng như tân gia, khai trương nhằm mang lại nhiều tiền tài và may mắn.
Cây đuôi phụng hợp với mệnh gì, tuổi nào ?
Với sắc xanh của lá cây đuôi phụng sẽ hợp với những người mang mệnh Mộc và Thuỷ. Người mang hai mệnh này khi trồng cây sẽ giúp mang lại nhiều sự thịnh vượng, may mắn cho người trồng. Tuổi phù hợp để trồng cây đuôi phụng là:
- Mệnh Mộc sinh vào các năm: 1951, 1958, 1959, 1972, 1973, 1980, 1981, 1988, 1989, 2002, 2003
- Mệnh Thuỷ sinh vào các năm: 1936, 1996, 1937, 1997, 1944, 2004, 1945, 2005, 1952, 2012, 1953
Cách trồng và chăm sóc cây đuôi phụng
Đuôi phụng không quá khó để chăm sóc. Tuy nhiên, nếu bỏ bê cây quá lâu không tưới nước, để lạnh, cây sẽ ngưng phát triển và thậm chí có thể chết cây.
Nhiệt độ: thích hợp nhất là ở khoảng 18 - 24ºC và không thấp hơn 15ºC. Tránh thay đổi nhiệt độ đột ngột có thể làm chết cây.
Tưới nước: trong suốt thời gian cây phát triển (từ tháng 5 đến tháng 8), hãy thường xuyên tưới nước. Luôn giữ cho đất ẩm (nhưng không bị úng). Trong mùa đông, không tưới nước chỉ khi nào lớp đất trên cùng bị khô.
Đất: tỉ lệ đất trồng cây thích hợp là 2 phần than bùn và 1 phần đá perlite. Đất cần có khả năng giữ lại một chút độ ẩm trong khi cũng có thể thoát nước (không nên sử dụng quá nhiều vật liệu thoát nước). Bổ sung lớp đất trên cùng vào chậu trong mùa xuân, để cây có thể nhận được phân bón và chất dinh dưỡng mới.
Thay chậu: khi cây phát triển, bạn cần phải có chậu rộng hơn để rễ và thân cây có nhiều chỗ hơn để phát triển. Nếu không có loại chậu rộng, chúng ta có thể tách bụi để trồng lẻ ra.
Phân bón: sử dụng phân pha lỏng để làm lá cứng cáp và lên màu đẹp hơn. Bón phấn 1 tháng 1 lần từ tháng 4 đến tháng 8.
Độ ẩm: vì cây thích các khu vực ẩm ướt, bạn có thể để khay nước dưới chậu để bổ sung độ ẩm cho cây. Nếu không chúng ta cũng có thể sử dụng máy tạo độ ẩm.
>>> Xem ngay: Cây Cọ Nhật | Ý Nghĩa, Công Dụng, Cách Trồng Và Chăm Sóc