Tiêm chất nhờn vào khớp gối là gì?
Tiêm chất nhờn vào khớp gối là biện pháp tiêm axit hyaluronic có tác dụng bôi trơn đầu gối. Axit hyaluronic vốn đã có trong dịch khớp ở đầu gối khỏe mạnh, nhưng khi đầu gối bị viêm, nồng độ axit hyaluronic thấp hơn bình thường sẽ gây ra đau nhức nghiêm trọng.
Những mũi tiêm chất nhờn bằng axit hyaluronic thường được khuyến nghị thay thế cho tiêm cortisone và có thể được tiêm nhắc lại 6 tháng một lần hoặc lâu hơn.
Thuốc sẽ được tiêm trực tiếp vào khớp gối bị đau, nhằm bổ sung chất nhờn cho khớp
Tiêm chất nhờn vào khớp gối có tốt không?
Tiêm chất nhờn vào khớp gối mục đích chính là tăng cường axit hyaluronic tạo độ nhớt cho các cử động linh hoạt hơn, có các ưu và nhược điểm khác nhau:
Ưu điểm
Thủ thuật tiêm chất nhờn vào đầu gối giúp giảm đau, giảm cứng khớp và cải thiện phạm vi chuyển động. Và các lợi ích khác như:
-
Tiêm axit hyaluronic vào khớp gối sẽ giúp làm giảm đau.
-
Ngăn sinh cytokine là các yếu tố tiền viêm, từ đó giúp kháng viêm tốt.
-
Tiêm hyaluronic còn có tác dụng kết nối những proteoglycan, tăng độ đàn hồi cho sụn và giúp tăng sinh tổng hợp tế bào sụn khớp.
-
Cải thiện khả năng vận động
-
Khôi phục mức hoạt động thể chất thông thường
-
Làm chậm sự tiến triển của bệnh viêm khớp
-
Có thể giảm được tỷ lệ phải phẫu thuật đầu gối xâm lấn
Do đó, sau khi tăng cường dịch khớp từ axit hyaluronic có thể giúp người bệnh dễ dàng phục hồi chức năng đầu gối bằng các bài tập nhẹ nhàng, tăng sức mạnh cho đầu gối… mà không bị đau nhức.
Nhược điểm
Mặc dù tiêm dịch nhờn vào khớp gối mang lại nhiều lợi ích, nhưng điều quan trọng là phải hiểu rủi ro của phương pháp điều trị này. Tiêm chất nhờn vào đầu gối có một số nhược điểm như:
-
Không phải người bệnh nào cũng phù hợp với thủ thuật tiêm này. Thủ thuật chỉ phù hợp với người bệnh viêm khớp gối có mức độ ở nhẹ đến trung bình.
-
Chi phí cao vì phải thực hiện 6 tháng 1 lần
-
Các mũi tiêm như bổ sung dịch nhờn có thể giúp giảm đau tạm thời, nhưng nên tập thể dục và phục hồi chức năng đầu gối để giảm đau trong thời gian dài. Những biện pháp này có thể cải thiện chức năng đầu gối và sức mạnh cơ bắp để hỗ trợ đầu gối.
-
Ngoài ra, bệnh nhân có thể nhận thấy các phản ứng tại chỗ như đau, nóng và sưng nhẹ ngay sau khi tiêm.
Tiêm dịch nhờn vào khớp gối có nguy hiểm không?
Tiêm chất nhờn vào khớp khớp thường khá an toàn và mang lại hiệu quả cao. Hầu hết các tác dụng phụ chỉ là tạm thời và biến mất sau 2-3 ngày tiêm.
Khi nào thì cần tiêm dịch nhờn vào khớp gối
Tiêm chất nhờn vào đầu gối của bạn sẽ phục hồi khả năng bôi trơn và đệm thích hợp cho khớp gối vốn đã dần bị thoái hóa hoặc bị viêm khớp. Việc điều trị cũng có thể làm giảm viêm và bảo vệ sụn khớp khỏi hao mòn thêm.
Nếu bạn cảm thấy mệt mỏi với việc dùng thuốc theo toa hoặc thuốc giảm đau không kê đơn, vật lý trị liệu, tập thể dục…, thì thuốc tiêm tạo chất nhờn cho khớp có thể trở thành thủ thuật hiệu quả. Đối tượng phù hợp cho liệu pháp tiêm dịch nhờn vào đầu gối bị đau là người có mức độ đau từ trung bình đến nặng khi đi bộ, leo cầu thang hoặc chơi thể thao. Để được tiêm chất nhờn, đầu gối không có vấn đề nghiêm trọng về cơ học vì tình trạng này chỉ được khắc phục bằng phẫu thuật.
Can thiệp biện pháp tiêm chất nhờn vào khớp gối khi cơn đau tăng lên và kéo dài
Chống chỉ định tiêm dịch nhờn trong trường hợp nào?
Thuốc tiêm tạo chất nhờn vào khớp gối chống chỉ định trong một số trường hợp như:
-
Người có cơ địa nhạy cảm, dễ dị ứng với thành phần của thuốc acid hyaluronic.
-
Phụ nữ đang mang thai, cho con bú nếu bị đau nhức khớp gối cần có sự chỉ định từ bác sĩ.
Một số lưu ý khi tiêm chất nhờn vào khớp gối
Trong quá trình tiêm chất nhờn vào khớp gối, người bệnh cần lưu ý:
-
Các chỉ định tiêm dịch vào khớp gối chỉ được thực hiện khi các biện pháp điều trị nội khoa không hiệu quả
-
Tùy thuộc vào nồng độ axit hyaluronic được sử dụng, bạn sẽ nhận được 1 đến 5 mũi tiêm trong vài tuần.
-
Trong quá trình phẫu thuật, nếu đầu gối của bạn bị sưng tấy, bác sĩ có thể loại bỏ (hút) chất lỏng dư thừa trước khi tiêm axit hyaluronic. Thông thường, việc hút và tiêm được thực hiện chỉ bằng một kim tiêm đâm vào khớp.
-
Tất cả các quy trình tiêm chất nhờn vào khớp gối cần đảm bảo vô trùng và thực hiện bởi các bác sĩ đúng chuyên ngành.
-
Trong 48 giờ đầu tiên sau khi tiêm, bạn nên tránh hoạt động quá mức, chẳng hạn như chạy bộ hoặc nâng vật nặng.
Cẩn trọng tương tác với các thành phần của thuốc
Có thể xuất hiện một số tác dụng phụ
-
Các tác dụng phụ tiềm ẩn của các mũi tiêm vào khớp đầu gối bao gồm sưng và đau khớp.
-
Những người bị nhiễm trùng da hoặc khớp không thể sử dụng thuốc tiêm trực tiếp vào khớp.
-
Thay đổi màu da
-
Hoại tử mỡ
-
Bùng phát các triệu chứng trong một hoặc hai ngày
-
Tăng lượng đường ở bệnh nhân tiểu đường. Nếu xảy ra, cần theo dõi cẩn thận mức độ trong khoảng hai ngày
Kết hợp bổ sung dưỡng chất sau khi tiêm
Tăng cường dinh dưỡng sau khi tiêm chất nhờn vào khớp gối được xem là biện pháp hỗ trợ phục hồi nhanh, gia tăng hiệu quả của biện pháp tiêm chất nhờn, đồng thời giúp cung cấp dưỡng chất cho khớp gối linh hoạt và dẻo dai hơn. Bên cạnh đó, để nhanh hết đau, đi lại dễ dàng, các chuyên gia thường khuyến nghị người bệnh nên tích cực quan tâm đến chế độ dinh dưỡng tốt cho khớp.
Để chăm sóc xương khớp sau tiêm chất nhờn, mỗi người cần ăn uống đầy đủ dưỡng chất, chỉ vận động nhẹ nhàng khi có chỉ định của bác sĩ, không tự ý sử dụng các loại thuốc giảm đau nhanh. Đặc biệt, hãy duy trì thói quen uống 2 viên JEX thế hệ mới mỗi ngày để hạn chế hình thành các yếu tố gây viêm khớp, bảo vệ xương khớp chắc khỏe.
Hợp lực của nhiều tinh chất có trong JEX thế hệ mới giúp nuôi dưỡng và bảo vệ xương khớp vững vàng
JEX thế hệ mới là sản phẩm có nguồn gốc hoàn toàn thiên nhiên và được chiết xuất từ các tinh chất quý như: Eggshell Membrane, Collagen Type 2 không biến tính, Collagen Peptide, Turmeric Root, Chondroitin Sulfate… mang đến hiệu quả hỗ trợ giảm đau bền vững, tăng cường tái tạo sụn khớp, nuôi dưỡng sụn khớp và xương dưới sụn, bảo vệ hệ xương khớp toàn diện. Kết hợp tiêm dịch nhờn và bổ sung JEX giúp tăng hiệu quả hỗ trợ giảm đau và tăng cường sức mạnh cho khớp gối.
Tiêm chất nhờn vào khớp gối ở đâu tốt nhất?
Hiện nay, thủ thuật tiêm chất nhờn vào khớp gối là kỹ thuật phổ biến, được thực hiện tại các bệnh viện uy tín. Trong đó, không thể kể đến Trung tâm Chấn thương chỉnh hình, Hệ thống BVĐK Tâm Anh (cơ sở Hà Nội & TP. HCM), là nơi có đội ngũ chuyên gia đầu ngành, các bác sĩ ngoại khoa giàu kinh nghiệm như GS.TS.TTND Nguyễn Việt Tiến, Ths.BSCKII Trần Anh Vũ…
Trung tâm Chấn thương chỉnh hình tại BVĐK Tâm Anh cũng được trang bị hệ thống trang thiết bị hiện đại, chẩn đoán hình ảnh chính xác như: máy chụp CT 768 lát cắt Somatom Drive, robot Artis Pheno, hệ thống kính vi phẫu thuật Opmi Vario 700 Zeiss, bàn mổ Meera-Maquet… để có thể phát hiện tình trạng viêm đầu gối và đưa mũi tiêm vào vị trí chính xác trên đầu gối người bệnh.
Bác sĩ tại Trung tâm Chấn thương chỉnh hình thực hiện mũi tiêm chất nhờn vào khớp gối cho người bệnh. Ảnh: (BVĐK Tâm Anh)
Chi phí tiêm chất nhờn vào khớp gối giá bao nhiêu tiền?
Giá thành hiện tại của 1 mũi tiêm cho khớp gối thường dao động từ 500 nghìn - 1 triệu, tùy vào loại chế phẩm. Thông thường, người bệnh cần tiêm 3-5 mũi trong một lần tiêm, khoảng cách giữa các lần tiêm được sắp xếp theo chỉ định bác sĩ. Bạn có thể đến khám và điều trị bằng phương pháp này tại các cơ sở y tế có chuyên khoa Cơ xương khớp để được kiểm tra, thực hiện chuẩn xác và an toàn.
Đồng thời, người bệnh cũng nên tăng cường dưỡng chất bổ khớp, từ đó hạn chế đau nhức và số lần tiêm chất nhờn vào khớp gối, duy trì sức khỏe khớp gối cũng như các khớp khác trên cơ thể.