Tác giả tác phẩm: Chích bông ơi! - Ngữ văn 6
I. Tác giả
- Cao Duy Sơn: Tên thật là Nguyễn Cao Sơn. Sinh ngày 28 tháng 4 năm 1956 tại Thị trấn Trùng Khánh, tỉnh Cao Bằng.
- Ông là Hội viên Hội Nhà văn Việt Nam.
II. Tác phẩm Chích bông ơi!
1. Thể loại: Truyện ngắn
2. Xuất xứ: Cao Bằng 3/1999; trích Tuyển tập truyện viết về thiếu nhi dân tộc và miền núi.
3. Phương thức biểu đạt: Tự sự
4. Tóm tắt tác phẩm Chích bông ơi!
Trong lúc Khìn tìm thấy con chim chích và đòi pa Dế Vần bắt cho chơi. Thì Dế Vần nhớ đến năm xưa mình cũng như con mình. Hậu quả cuối cùng là chú chim ấy bị chết còn tiếng kêu của mẹ chích bông thì da diết, xót xa. Nghe sau câu chuyện đó, Khìn liền đòi pa Dế Vần giải thoát cho chú chim chích bông để nó được tự do.
5. Bố cục tác phẩm Chích bông ơi!
Chia văn bản thành 2 đoạn
- Đoạn 1: Từ đầu đến “như lụa dập dềnh trong gió”: Câu chuyện về chim chích bông.
- Đoạn 2: Còn lại: Hình ảnh những con chim chích.
6. Giá trị nội dung tác phẩm Chích bông ơi!
- Chích bông ơi! là câu chuyện nhắc nhở con người về lòng nhân hậu. Hãy đặt mình vào vị trí của người khác, suy nghĩ thấu đáo trước khi hành động để không phải ân hận sau này.
7. Giá trị nghệ thuật tác phẩm Chích bông ơi!
- Nghệ thuật "truyện lồng trong truyện" độc đáo, sinh động.
III. Tìm hiểu chi tiết tác phẩm Chích bông ơi!
1. Nhân vật O Khìn và Dế Vần
- Truyện kể về cậu bé O Khìn nhờ bố bắt con chim chích bông bị mắc ở bụi gai. Điều đó làm người cha nhớ lại câu chuyện khi mình còn nhỏ.
- Thời điểm xảy ra: Dế Vần lúc đã trưởng thành, Dế Vần khi còn nhỏ.
- Sau khi nghe câu chuyện mà "pa" của mình kể, O Khìn đã hiểu ra hành động bắt chim để chơi là không đúng. Bản thân O Khìn cũng là một cậu bé hiểu chuyện, có tấm lòng nhân hậu và yêu thương loài vật.
→ Từ đó Giáo dục con người về lòng nhân hậu, yêu thương động vật. Đồng thời nhắn nhủ mọi người phải suy nghĩ kĩ trước khi hành động để không hối hận.
2. Hình ảnh những con chim chích
- Những bụi gai, việc bị bắt: Biểu tượng cho những khó khăn, trở ngại trong cuộc đời mỗi con người. Để trưởng thành con người phải vượt qua những thử thách ấy.
- Chim chích bông non: Là biểu tượng cho sự non nớt, hồn nhiên, yếu đuối, mong mảnh, sức chống cự yếu ớt → Gợi liên tưởng đến người con và người bố trong thời thơ ấu được hồi tưởng lại → Mầm non, cần được nâng niu, châm sóc, che chở và giáo dục.
- Chim mẹ: Là biểu tượng cho sự trưởng thành, lòng yêu thương con → Gợi liên tưởng đến ông nội và người bố → Những người trưởng thành, có tấm lòng yêu thương, có những trải nghiệm và bài học, giáo dục và hướng dẫn lớp sau phát triển.
➞ Những chú chim còn là biểu hiện cho sự tự do, yên bình, hòa bình.
Xem thêm các bài tóm tắt tác giả tác phẩm Ngữ văn 6 hay, chi tiết khác:
Tác giả tác phẩm: Phạm Tuyên và ca khúc mừng chiến thắng
Tác giả tác phẩm: Điều gì giúp bóng đá Việt Nam chiến thắng
Tác giả tác phẩm: Những phát minh “tình cờ và bất cờ”
Tác giả tác phẩm: Thánh Gióng
Tác giả tác phẩm: Thạch Sanh