Là một trong những loại thuốc được sử dụng khá phổ biến hiện nay nhưng Clorpheniramin 4 là thuốc gì, tác dụng ra sao, dùng để điều trị bệnh gì thì không phải ai cũng biết. Việc nắm rõ thông tin về loại thuốc này sẽ giúp người dùng chủ động sử dụng đúng cách và an toàn, tránh xảy ra tác dụng phụ không mong muốn.
Thuốc Clorpheniramin 4 là gì?
Để biết Clorpheniramin 4 cho con bú uống được không, bạn cần tìm hiểu đây là thuốc gì, có thành phần ra sao? Clorpheniramin 4 là loại thuốc có thành phần chính gồm clorpheniramin maleat 4mg và tá dược vừa đủ 1 viên. Thuốc được bào chế dạng viên nén dài, đóng gói theo quy cách hộp 10 vỉ, mỗi vỉ 20 viên hoặc hộp có 1 chai gồm 200 viên Clorpheniramin.
Clorpheniramin maleat hấp thu rất tốt qua đường uống và xuất hiện trong huyết tương trong khoảng 30 - 60 phút. Hoạt chất này được chuyển hóa nhanh và đa phần thải trừ qua nước tiểu, thời gian bán thải vào khoảng 12 - 15 giờ.
Thuốc Clorpheniramin 4mg dẫn xuất của alkylamine, là một loại kháng histamin có tác dụng an thần nhẹ. Đây là thuốc dùng để điều trị triệu chứng các bệnh dị ứng và được chỉ định dùng trong các trường hợp sau:
- Dị ứng thức ăn;
- Dị ứng thời tiết;
- Nổi mề đay, phù Quincke;
- Phản ứng huyết thanh;
- Các trường hợp bị côn trùng đốt;
- Người bị ngứa bởi sởi hoặc thủy đậu;
- Người bệnh bị viêm đường hô hấp như: Bệnh viêm mũi dị ứng mùa và quanh năm;
- Phối hợp với một số thuốc để điều trị chứng cảm lạnh và ho.
Clorpheniramin 4 cho con bú uống được không?
Để đảm bảo an toàn cho cả mẹ và bé, việc sử dụng bất kỳ loại thuốc nào trong thời kỳ cho con bú nên được thực hiện dưới sự hướng dẫn và giám sát của chuyên gia y tế. Do đó vấn đề Clorpheniramin 4 cho con bú uống được không được rất nhiều bà mẹ quan tâm. Do thuốc kháng histamin có thể ảnh hưởng đến sức khỏe của trẻ bú mẹ nên cần cân nhắc lợi ích và nguy cơ giữa mẹ và bé cũng như tác dụng phụ của thuốc trước khi sử dụng.
Clorpheniramin có khả năng tiết qua sữa mẹ và ức chế tiết sữa do đó các chị em nên cân nhắc, tránh sử dụng thuốc trong giai đoạn này. Mặt khác, Clorpheniramin 4 có thể gây ra một số tác dụng phụ như: Buồn ngủ, ức chế hô hấp. Những tác dụng phụ này có thể ảnh hưởng lên cả mẹ và con nên Clorpheniramin 4 rất hạn chế dùng cho phụ nữ đang mang thai và cho con bú.
Dùng thuốc Clorpheniramin 4 đúng cách
Không chỉ muốn biết Clorpheniramin 4 cho con bú uống được không, vấn đề sử dụng thuốc Clorpheniramin 4 đúng cách cũng được quan tâm.
Cách dùng
Thuốc Clorpheniramin 4 dùng đường uống, tuy nhiên do dạng bào chế là viên nén dài nên người dùng cần cẩn thận khi uống thuốc. Lưu ý uống nhiều nước để thuốc hấp thu vào cơ thể được dễ dàng hơn. Bên cạnh đó, Clorpheniramin 4 có thể dùng uống riêng hoặc kết hợp được với cả thuốc đau đầu, giảm đau, sốt, ức chế cơn ho, thuốc thông mũi và long đờm mà không gây ra tương tác.
Liều dùng
- Người lớn, trẻ em trên 12 tuổi: Uống 1 viên khi đi ngủ, không quá 6 viên/ngày.
- Người cao tuổi: Dùng 4mg, chia 2 lần mỗi ngày.
Lưu ý: Liều dùng trên chỉ mang tính chất tham khảo, liều dùng cụ thể trong mỗi trường hợp còn tùy thuộc vào thể trạng và mức độ diễn tiến của bệnh. Bạn cần tham khảo ý kiến bác sĩ hoặc chuyên viên y tế để có liều dùng phù hợp nhất.
Tác dụng phụ của thuốc Clorpheniramin 4
Nhiều chị em phân vân Clorpheniramin 4 cho con bú uống được không bởi loại thuốc này có thể gây các tác dụng không mong muốn khi điều trị. Mức độ nặng nhẹ của phản ứng phụ còn tùy thuộc vào thể trạng cũng như cơ địa của từng người bệnh.
Tác dụng phụ thông thường:
- Chóng mặt;
- Buồn ngủ;
- Táo bón;
- Bồn chồn, lo lắng;
- Buồn nôn;
- Mờ mắt;
- Khô mũi, miệng hay cổ họng.
Một số tác dụng phụ nghiêm trọng hơn:
- Rối loạn nhịp tim;
- Co giật;
- Khó thở;
- Tiểu ít;
- Chảy máu.
Những tác dụng phụ thông thường có thể được khắc phục khi người bệnh được điều chỉnh liều dùng. Tuy nhiên, các tác dụng phụ nghiêm trọng chỉ có thể biến mất khi có sự can thiệp chuyên sâu hơn. Do đó, khi phát sinh tác dụng phụ sau khi dùng thuốc Clorpheniramin 4, bạn cần báo ngay cho bác sĩ để có biện pháp khắc phục kịp thời.
Lưu ý khi dùng thuốc Clorpheniramin 4
Trong quá trình điều trị các triệu chứng dị ứng bằng thuốc Clorpheniramin 4 người bệnh cần lưu ý:
- Cần thận trọng khi quyết định dùng thuốc cho những bệnh nhân phì đại tuyến tiền liệt, bị tắc đường niệu, nhược cơ hoặc tắc môn vị tá tràng vì Clorpheniramin 4 có thể tăng nguy cơ bí tiểu với các đối tượng này.
- Tránh uống rượu hoặc dùng các thuốc an thần khác cùng lúc với Clorpheniramin 4.
- Cần tham khảo kỹ ý kiến bác sĩ trước khi quyết định dùng Clorpheniramin 4 cho người mắc bệnh phổi mãn tính hoặc có triệu chứng khó thở vì có nguy cơ xảy ra các biến chứng trên đường hô hấp như: Ngưng thở hoặc suy hô hấp.
- Dùng Clorpheniramin 4 lâu dài làm tăng nguy cơ sâu răng.
- Không khuyến cáo dùng thuốc cho người bị tăng nhãn áp, chẳng hạn như bệnh Glaucoma.
- Thận trọng khi sử dụng thuốc cho bệnh nhân cao tuổi, người bị dị ứng với thuốc chứa tá dược màu vàng Tartrazin.
- Không dùng thuốc Clorpheniramin 4 cho phụ nữ mang thai trong 3 tháng cuối thai kỳ để phòng tránh nguy cơ gặp phải cơn động kinh cho trẻ sơ sinh.
- Tránh dùng Clorpheniramin 4 khi làm việc trên cao hay đang lái xe.
- Không nên dùng chung Clorpheniramin 4 với các thuốc ức chế Monoamin oxydase vì có thể làm tăng công dụng chống tiết Acetylcholin của thuốc Clorpheniramin 4.
- Tăng nguy cơ ức chế thần kinh trung ương khi dùng Clorpheniramin 4 cùng với các thuốc an thần gây ngủ hay Ethanol.
- Dẫn đến tình trạng ngộ độc Phenytoin khi dùng thuốc này chung với Clorpheniramin 4.
- Kiểm tra kỹ chất lượng và hạn sử dụng viên thuốc trước khi dùng. Nếu thấy viên thuốc Clorpheniramin 4 có dấu hiệu nấm mốc hoặc chuyển màu bất thường, cần loại bỏ thuốc theo hướng dẫn của nhà sản xuất.
- Bảo quản Clorpheniramin 4 trong điều kiện khô thoáng, tránh nơi có độ ẩm cao và ánh sáng.
Trên đây là thông tin giúp bạn giải đáp thắc mắc "Clorpheniramin 4 cho con bú uống được không?". Để đảm bảo an toàn, các chị em cần đọc kỹ hướng dẫn sử dụng, tham khảo ý kiến của bác sĩ hoặc dược sĩ trước khi sử dụng loại thuốc này. Tuyệt đối không được tự ý mua thuốc Clorpheniramin 4 để điều trị tại nhà vì có thể gặp phải nhiều tác dụng phụ không mong muốn.