Thạch cao là loại nguyên liệu được sử dụng nhiều trong đời sống. Nhưng lại ít ai biết được thạch cao là gì? Thạch cao sống có công thức như thế nào? Vậy cùng tìm hiểu những vấn đề này ngay trong bài viết sau đây nhé. Hy vọng những thông tin này sẽ giúp bạn có thêm những kiến thức bổ ích về thạch cao.
Thạch cao là gì?
Thạch cao là gì? là khái niệm được nhiều người quan tâm. Bởi trong cuộc sống chúng ta nghe tới cụm từ “thạch cao” rất nhiều, thậm chí là có loại thạch cao có thể ăn được. Vậy cùng tìm hiểu xem thạch cao là gì nhé:
Thạch cao có tên gọi khoa học chính thức là Calcium Dihydrate (CTHH: CaSO4.2H2O), là một loại khoáng trầm tích có thành phần chủ yếu là muối 79.1% và 20.9% sẽ là nước. Khi mang thạch cao nung tới 150°C ta sẽ thu được thạch cao khan, không chứa nước, chỉ chứa 79.0%. Calcium Dihydrate
Một số người cũng hay nhầm lẫn với thạch cao ăn được và thạch cao dùng trong sản xuất công nghiệp, xây dựng…Vậy hai loại này là loại thạch cao nào? Khác nhau như thế nào?
Thạch cao ăn được gọi là thạch cao phi, thường sử dụng làm chất bán dẫn trong y dược, ẩm thực. Gọi là thạch cao bởi chất này chỉ có màu trắng giống y hệt thạch cao, vì vậy bạn chắc chắn không được nhầm lẫn nhé. Còn đối với thạch cao trong xây dựng, đắp tượng và sản xuất công nghiệp là Calcium Dihydrate là một loại khoáng trầm tích như đã giải thích ở phía trên.
Thạch cao là gì?
Tính chất của thạch cao bao gồm:
Khối lượng mol là 136,142 g/mol (khan)
Khối lượng riêng là 2,96 g/cm3.
Điểm nóng chảy là 1460 °C (khan).
Những thông tin trên đây đã cho chúng ta thấy được sợ bộ về khái niệm thạch cao là gì? Vậy hãy tìm hiểu kỹ hơn về thạch cao là gì? Được ứng dụng như nào trong cuộc sống ở những thông tin ở phần sau của bài viết nhé!
Công thức thạch cao sống?
Calcium Dihydrate được chia ra làm 3 loại cụ thể đó là: Thạch cao sống, thạch cao khan, thạch cao nung. Công thức hóa học của 3 loại thạch cao này lần lượt là:
Thạch cao sống : CaSO4.2H2O
Thạch cao nung: CaSO4. H2O hoặc CaSO4. 1/2 H2O
Thạch cao khan : CaSO4 .
Ứng dụng của thạch cao trong đời sống
Vậy thạch cao có những ứng dụng gì trong cuộc sống. Cùng tìm hiểu 3 ứng dụng phổ biến nhất của thạch cao sau đây nhé:
Ứng dụng trong xây dựng: Thạch cao trong xây dựng là thạch cao khan được ép thành bột, được sử dụng nhiều nhất trong lĩnh vực xây dựng là để làm trần hoặc tường - vách
Ứng dụng trong y tế: Trong ngành y tế, thạch cao cũng được sử dụng khá nhiều. Chủ yếu là để bó và cố định xương cho những bệnh nhân gãy xương hoặc các chấn thương khác liên quan đến xương khớp. Cố định xương bằng bột thạch cao sẽ giúp xương cố định tại một vị trí, không bị xê dịch, khiến quá trình liền xương và hồi phục diễn ra nhanh hơn.
Quá trình cố định xương bằng bột thạch cao trong ngành y tế diễn ra như sau:
Đầu tiên, trộn bột thạch cao với nước, cuốn 1 lớp băng gạc quanh phần cơ thể cần cố định của của người bệnh và trét bột thạch xung quanh phần cơ thể đó.
Sau một thời gian ngắn, do tính kết dính cao, bột thạch cao sẽ đông cứng lại và giúp người bệnh hạn chế được tối đa di chuyển.
Khi vết thương hồi phục, họ sẽ dùng cưa để tháo khối thạch cao ra.
Ứng dụng trong điêu khắc - hội họa: Đây cũng là một trong những ứng dụng phổ biến của thạch cao trong đời sống hàng ngày.
Thạch cao dùng để đắp tượng
Tấm thạch cao xây dựng là gì?
Thạch cao là gì có lẽ đã nhiều người nắm được. Vậy thạch trong xây dựng là gì? Đây là khái niệm mà hầu hết không phải ai cũng biết.
Thạch cao trong xây dựng là dạng thạch cao khan đã được nghiền thành bột. Bột thạch cao nếu trộn với nước sẽ trở thành vữa thạch cao. Sau đó, đem vữa ở trạng thái tươi (chưa đông đặc) đi đổi khuôn. Tiếp theo, sau khi đợi kết dính (sản phẩm thủy hóa lại dạng CaSO4.2H2O một phần chưa được thủy hóa là CaSO4.0,5H2O) sẽ nhận được vật liệu có màu trắng có cường độ và độ ổn định nhất định, gọi là tấm thạch cao, sử dụng trong lĩnh vực xây dựng.
Tấm thạch cao xây dựng được ứng dụng làm gì?
Tấm thạch cao trong xây dựng được ứng dụng trong những trường hợp sau:
Tấm thạch cao làm trần thạch cao: Đây là ứng dụng phổ biến nhất của thạch cao trong xây dựng, Ưu điểm lớn nhất của trần thạch cao là có màu trắng tinh khôi, mang tính thẩm mỹ cao. Đồng thời, thạch cao là nguyên liệu xây dựng có khối lượng khá nhẹ, dễ dàng thi công, cách âm, cách nhiệt tốt… nên càng phù hợp để làm trần cho công trình dân sinh.
Tấm thạch cao làm vách thạch cao: Ngoài làm trần thì tấm vách thạch cao còn được sử dụng nhiều để làm vách tạm và hoặc trang trí tường nhà. Tường nhà hoặc vách được trang trí bằng tấm thạch cao có nét đẹp độc đáo, hiện đại … nhưng vẫn không kém phần sang trọng, được áp dụng trong rất nhiều công trình dân sinh.
Tấm thạch làm tường ngăn phòng: Tường ngăn phòng được làm bằng tấm thạch cao có ưu điểm của nhẹ, chống thấm, chống ồn, tốt. Bên cạnh đó, khi không có nhu cầu sử dụng có thể tháo dỡ một cách rất đơn giản, không tốn quá nhiều sức lao động như tường gạch.
Tấm thạch cao trong xây dựng
Ưu - nhược điểm các tấm thạch cao xây dựng
Cụ thể hơn, hãy tìm hiểu những ưu - nhược điểm của tấm thạch cao trong xây dựng nhé:
Ưu điểm của tấm thạch cao trong xây dựng
Đa dạng về chủng loại: Tấm thạch cao trong xây dựng đa dạng về chủng loại, kích thước, được sản xuất bởi nhiều thương hiệu uy tín trên thế giới giúp người dùng dễ dàng lựa chọn sản phẩm phù hợp nhất với mình.
Khả năng chống cháy tốt: Tấm thạch cao vượt trội hơn rất nhiều so với trần gỗ hay tương tường ốp gỗ ở khả năng chống cháy tốt và hạn chế đến mức tối đa việc cháy lan.
Lợi thế về cách âm - cách nhiệt: Tấm thạch cao còn cách khả năng cách âm, cách nhiệt tốt, vì vậy thường được sử dụng làm trần chung cư. heo thử nghiệm thì hiệu quả cách âm tương đương với tường gạch dày 24 cm, chỉ số từ 40-50 decibel.
Là vật liệu xanh bảo vệ môi trường: Đây là nguyên liệu xây dựng an toàn với môi trường và cả sức khoẻ con người. Trong quá trình sản xuất cũng không thải ra khí độc làm ô nhiễm môi trường xung quanh. Vì vậy đã được chứng nhận là vật liệu xây dựng xanh trên toàn quốc.
Trọng lượng nhẹ, độ bền cao: Trọng lượng của tấm thạch cao rất nhẹ khoảng 6-12Kg /㎡, nhưng lại có độ bền cao đến 20 năm - 30 năm cho các công trình dân sinh.
Trang trí đẹp cho không gian phòng: Tấm thạch cao có nhiều kiểu dáng và hình dạng phong phú đáp ứng được nhu cầu của các công trình, đặc biệt là công trình dân sinh. Không chỉ đáp ứng được yêu cầu về kỹ thuật, tấm thạch cao còn tạo nên hiệu ứng trang trí đẹp mắt cho nội thất trong nhà ở.
Tấm thạch cao trang trí không gian phòng
Nhược điểm của tấm thạch cao trong xây dựng
Bên cạnh những ưu điểm thì bất cứ loại vật liệu xây dựng nào cũng ít nhiều tồn tại những nhược điểm, và tấm thạch cao cũng không nằm ngoài số đó.
Tấm thạch cao trong xây dựng tuy có trọng lượng nhẹ nhưng lại yêu cầu kỹ thuật rất cao trong quá trình thi công. Nếu thợ có kỹ thuật không tốt sẽ dễ xảy ra khe hở, nứt vỡ giữa các trần.
Tấm thạch cao ban đầu có màu trắng tinh rất đẹp mắt nhưng cũng rất dễ ngả màu nếu không được bảo quản tốt.
Trên đây là những thông tin để giải đáp thắc mắc thạch cao là gì? Thạch cao sống có công thức như thế nào? Hy vọng với những thông tin này sẽ giúp bạn có thêm nhiều kiến thức trong việc lựa chọn các vật liệu xây dựng trong cuộc sống. Chúc bạn may mắn!