Cúng đất đai hay còn được gọi là cúng thổ địa, thổ công, cúng tạ đất là là dịp lễ cúng truyền thống trong năm của người Việt Nam. Chắc hẳn vấn đề này được nhiều người quan tâm và thắc mắc vì chưa hiểu rõ. Hãy cùng tham khảo những vấn đề xung quanh lễ cúng này nhé!
Theo văn hóa, quan niệm của người phương Đông thì mỗi ngôi nhà, mỗi mảnh đất sẽ có một vị thần Thổ Công trông coi, giám sát và phù hộ cho đường phú quý, tài lộc của ngôi nhà, mảnh đất đó. Chính vì thế, vào đầu năm, cuối năm hay những dịp đặc biệt thì con người thường làm lễ cúng đất.
Vậy nghi thức cúng đất đai diễn ra như thế nào, cần chuẩn bị và lưu ý những gì khi thực hiện lễ cúng này. Hãy cùng đi tìm hiểu về những vấn đề này nhé!
>>>Xem thêm: Mèo vào nhà là điềm gì? Hên hay xui? Nên đuổi đi hay không?
Cúng đất đai vào ngày nào? Tại sao cần cúng đất?
Theo văn hóa phong tục tâm linh của người Việt Nam thì lễ cúng đất đai thường được tổ chức vào đầu năm, cuối năm hay những dịp đặc biệt. Nếu cúng vào cuối năm thì thông thường người ta sẽ chọn thực hiện lễ cúng, cùng với lễ cúng ông Công ông Táo vào ngày 23 tháng Chạp.
Nếu cúng vào dịp đầu năm thì thông thường người ta sẽ chọn cúng vào các ngày từ ngày mồng 3 Tết, đến hết tháng Giêng âm lịch. Đối với cúng đất đai trước khi xây nhà, đào giếng…, thì gia chủ nên tìm hiểu thông qua những người am hiểu về phong thủy để tính toán thời gian cúng cho phù hợp với tuổi tác của gia chủ.
Người ta quan niệm cúng đất đai là để báo cáo với thần Thổ Công, Thổ Địa, về những công việc mà gia chủ đã làm được trong năm cũ và cảm tạ công ơn, cầu xin các vị thần phù hộ cho công việc làm ăn của gia chủ trong năm mới được thuận lợi, gặp nhiều may mắn.
Ý nghĩa lễ cúng đất đai
Người phương Đông nói chung và người Việt Nam nói riêng luôn coi trọng nghi lễ cúng đất đai. Người ta coi đó là cách để gia chủ báo cáo với các vị thần cai quản đất đai là thần Thổ Công, Thổ Địa, về những công việc mà gia chủ đã làm được trong năm cũ vừa qua và cảm tạ công ơn, cầu xin các vị thần phù hộ cho công việc làm ăn trong năm mới của gia chủ được phát triển thuận lợi, gặp nhiều may mắn.
Cúng đất đai như thế nào cho đúng cách bạn nên biết?
Đối với vàng mã để cúng thì tùy thuộc vào tâm lý, điều kiện của từng gia đình. Bạn có thể tham khảo những loại vàng mã sau: bộ ngũ phương, bộ thần linh, 50 lễ vàng, 1 cây hoa đỏ 1000 vàng, cây vàng ngũ phương…
>>>Xem thêm: Cây trầu bà đế vương xanh hợp tuổi nào? Ý nghĩa, cách chăm sóc
Cách bày mâm cúng đất đai thổ công
Trong mỗi gia đình, người ta coi thần Thổ Công, Thổ Địa là những vị thần rất quan trọng, nên việc chuẩn bị mâm cúng đất đai cần phải được thực hiện chi tiết, tỉ mỉ, chu đáo.
Thông thường, người ta sẽ bày biện bàn thờ như sau: Đặt bát hương thờ Thổ Công ở giữa, bên trái đặt bát hương bà Cô Tổ và bên phải sẽ đặt bát hương thờ gia tiên.
Đối với người miền Nam và người Hoa khi cúng thì họ sẽ ăn trước một miếng ở bàn thờ Thổ Công. Vì theo sự tích thì ông Thổ Công bị đầu độc mà chết nên rất sợ, ông chỉ dám ăn khi thấy có người đã ăn một miếng. Và trên bàn thờ sẽ bày một đĩa tỏi lớn vì ông Thổ Công thích ăn.
>>>Xem thêm: Cây Kim Ngân hợp mệnh gì? Ý nghĩa phong thủy và Cách chăm sóc
Lễ vật mâm cúng đất đai gồm những thành phần gì?
Lễ cúng tạ đất đai thổ công
Cúng đất đai với mâm cúng mặn, gia chủ cần chuẩn bị những món mặn, hay được sử dụng để cúng như gà trống đã được thiến luộc hay chân giò heo luộc. Xung quanh mâm cúng có thể bày thêm chai rượu trắng, bia, nước ngọt, trà khô, một bát muối, một bát gạo, các loại bánh kẹo…
Sau khi hoàn tất quá trình chuẩn bị và bày biện đồ cúng, chúng ta nên thắp đèn thờ cho phù hợp với không gian buổi cúng. Trong trường hợp bàn thờ không có đèn thờ thì có thể thay thế bằng đèn cầy, đèn sáp, nến… Cuối cùng, gia chủ tiến hành đọc bài văn khấn cúng đất đai đã chuẩn bị từ trước.
Có một lưu ý với nghi lễ cúng đất đai là nó thường được thực hiện ngoài trời như ngoài sân. Nhưng tùy điều kiện không gian, diện tích của mỗi gia đình, như ở chung cư hay mặt sân không đủ rộng để thực hiện nghi lễ…, thì cũng có thể linh hoạt cúng ở trong nhà cũng không sao. Theo các chuyên gia tâm linh thì nghi lễ nào cũng quan trọng nhất là tấm lòng thành kính của gia chủ.
Ngoài ra, mâm cúng lễ mặn có thể chuẩn bị linh hoạt, tùy theo điều kiện của từng gia đình và theo từng phong tục tập quán của địa phương. Mâm cúng đất đai chỉ cần có đầy đủ những lễ vật cơ bản là được.
Vàng mã cúng thổ công cần chuẩn bị những gì?
Theo phong tục văn hóa tâm linh Việt Nam, lễ cúng đất là một nghi lễ quan trọng nên cần được chuẩn bị đầy đủ, chu đáo, tỉ mỉ. Một lễ cúng đầy đủ thì cần có đủ ba bàn là bàn thượng, bàn trung và bàn hạ. Ngoài mâm cúng mặn thì nghi lễ cúng đất cần phải được chuẩn bị một lễ vật không thể thiếu là vàng mã cúng thổ. Bộ vàng mã cúng đất đai thường bao gồm những thứ sau:
- Một bộ ngũ phương gồm 5 ông ngựa với 5 màu khác nhau là đỏ, xanh, trắng, vàng, tím, đi kèm với 5 bộ mũ, áo, cờ, kiếm, hia, roi. Có một lưu ý quan trọng là cần đặt 10 lễ tiền vàng lên lưng mỗi ông ngựa.
- Một bộ thần linh gồm một ông ngựa đỏ có kích thước to hơn 5 ông ngựa, của bộ ngũ phương đi kèm với mũ, áo, cờ, kiếm, hia, roi và tiền vàng.
Ngoài ra, gia chủ cũng nên chuẩn bị thêm một cây vàng hoa đỏ, một vàng ngũ phương và một đĩa lớn để đựng 50 lễ vàng để dâng lên cúng gia tiên.
Lưu ý những lễ nghi cơ bản này có thể được gia giảm linh hoạt, tùy theo phong tục cũng như điều kiện của từng gia đình, vùng miền.
Cúng thổ thần đất đai theo đạo phật
Đối với các gia đình theo đạo Phật thì nhà chùa không khuyến khích cúng mã hoặc tổ chức tiệc tùng linh đình, sát sinh nhiều gà vịt. Vì vậy, nhiều gia đình theo đạo Phật thường thực hiện lễ tạ thần Thổ Công, thần Thổ Địa, bằng cách tụng kinh Địa Tạng, lợi lạc với những lễ nghĩa không cầu kỳ.
Thông thường, khi thực hiện nghi lễ tạ đất đai, những gia đình Phật Giáo sẽ trưng bày hương đèn cùng hoa tươi, trái cây, các món ăn chay lên bàn thờ Phật. Ngoài ra, cũng có một số gia đình sử dụng một chiếc bàn nhỏ đặt ở giữa nhà, hoặc gần cửa ra vào để bày các món lễ vật.
Khi thực hiện nghi lễ cúng đất đai, gia chủ cần ăn mặc chỉnh tề, sạch sẽ, để thắp hương và ngồi bàn già hoặc khoanh chân để đọc nghi thức kinh Địa Tạng. Trong lúc đọc kinh sẽ có nhiều Chư Thiên, Long Thần và Hộ Pháp đến dự lễ cúng đất đai. Mọi hành động trong nghi lễ đều cần phải được tiến hành với một thái độ trang nghiêm, thành kính để có được nhiều lợi lạc.
>>>Có thể bạn chưa biết: Cây kim tiền hợp mệnh gì? Ý nghĩa đặc biệt trong phong thủy bạn nên biết
Bài cúng, văn khấn lễ tạ đất đai đầu năm, cuối năm
Trên thực tế thì không có quy định về ngày tổ chức lễ cúng đất, nên có thể diễn ra vào bất kỳ ngày nào trong năm. Thế nhưng, người Việt Nam ta hay tổ chức lễ cúng đất đai vào dịp đầu xuân mà đẹp nhất là tháng 2. Dưới đây là văn khấn chính xác nhất để gia chủ có được buổi lễ cúng trọn vẹn:
Bài cúng đất hay văn khấn tạ đất là một thủ tục không thể thiếu được khi làm lễ cúng đất. Nội dung của bài cúng này là lời của gia chủ đến các vị thần Thổ Công, Thổ Địa đã trông coi đất đai trong năm cũ, đồng thời cầu xin các vị thần tiếp tục trông coi, phù hộ cho gia chủ mọi chuyện hanh thông, thuận lợi, gặp nhiều may mắn và ngăn không cho kẻ xấu xâm nhập gây hại gia đình.
Một số lưu ý cần biết trước để thực hiện đúng cách cúng đất đai nhà cửa thổ công
Cúng đất đai là một nghi lễ quan trọng nên cần được chuẩn bị một cách đầy đủ, chu đáo, kỹ càng. Đặc biệt cần lưu tâm, chú ý đến những vấn đề dưới đây:
- Bài văn khấn dù được chép ra giấy hay cầm điện thoại để đọc thì cũng không được để ở dưới đất, vì điều này thể hiện sự thiếu tôn trọng của gia chủ đến tổ tiên của mình.
- Không nên sát sinh gia súc, gia cầm trong dịp lễ tạ nhà mới.
- Trước khi thắp hương đọc văn khấn, gia chủ cần phải tắm rửa sạch sẽ, ăn mặc trang nghiêm, chỉn chu.
- Khi thực hiện nghi lễ luôn phải giữ thái độ nghiêm túc, thành kính để mọi điều ước nguyện, tạ ơn của gia chủ thành hiện thực.
Bài viết trên đã cung cấp cho người đọc nhiều thông tin bổ ích về nghi lễ cúng đất đai. Hy vọng có thể giúp cho gia chủ có thể chuẩn bị và thực hiện nghi lễ cúng đất đai phù hợp nhất. Nếu bạn đang còn những vấn đề thắc mắc về phong thủy hay bất cứ lĩnh vực nào khác, bạn có thể liên hệ ngay cho Mogi.vn để được tư vấn và hỗ trợ một cách tốt nhất và hiệu quả nhất nhé.
>>>Xem thêm bài viết:
- Top 10 loại cây phong thủy mang đến may mắn cho người mệnh Hỏa
- Lễ tạ mộ là gì? Sắm lễ tạ mộ và văn khấn lễ tạ mộ chi tiết nhất