Cây Chùm Ngây còn gọi là cây gì?
Cây Chùm Ngây có tên khoa học là Moringa oleifera, thuộc họ nhà Moringaceae. Đây là loài cây vốn có nguồn gốc từ Ấn Độ. Sau này được du nhập vào Việt Nam và ngày nay xuất hiện vô cùng rộng rãi, mang đến nhiều lợi ích kinh tế cũng như sức khỏe cho con người. Ở nước ta, loài cây này phân bố chủ yếu ở hầu khắp các tỉnh thành từ miền Bắc cho tới miền Nam, đó là bởi chúng rất dễ trồng và dễ thích nghi với khí hậu Việt Nam. Cây Chùm Ngây còn được gọi là cây Ba đậu dại, cây Cải ngựa, cây Dùi trống,...
Hình ảnh cây Chùm Ngây
Đặc điểm của cây Chùm Ngây
Cây Chùm Ngây là loài cây thân gỗ nhỏ, có chiều cao trung bình khoảng từ 6-10m. Vỏ ngoài của cây trơn nhẵn và có màu xám trắng, cành lá khá um tùm và tỏa ra nhiều hướng. Lá trên cây có xu hướng mọc thành từng cụm với nhau, phiến lá có dạng hình trứng, màu xanh nhạt, mặt lá không có lông, lá có cuống khá ngắn.
Cây Chùm Ngây có khả năng cho ra hoa, mùa hoa thông thường sẽ bắt đầu từ tháng 1 đầu mùa Xuân và kéo dài cho đến tận tháng 4, tháng 5 của mùa hè. Bông hoa khi nở khá to và có màu trắng, sau khi kết thúc mùa hoa thì cây sẽ tạo quả. Quả Chùm Ngây có dạng thuôn dài, chiều dài từ 30-40cm, người dân thường thu hái để ăn hoặc phơi khô để bào chế thuốc chữa bệnh.
Cây Chùm Ngây có tác dụng gì?
Cây Chùm Ngây là loài thực vật có nhiều giá trị và công dụng to lớn đối với đời sống của con người. Chủ yếu chúng được người dân thu hoạch nhằm phục vụ cho việc bào chế các loại thuốc chữa bệnh. Điểm đặc biệt của cây đó là bất kỳ bộ phận nào cũng đều có thể sử dụng để làm thuốc, mỗi bộ phận lại mang đến những tác dụng khác nhau.
1. Thân cây Chùm Ngây uống có tác dụng gì?
Thân cây Chùm Ngây khi phơi khô để sử dụng sẽ chứa đựng những hoạt chất quý giá, có khả năng giúp chữa trị rất nhiều chứng bệnh khác nhau, cụ thể như sau:
- Chứa các chất chống oxy hóa, ngăn ngừa lão hóa cho cơ thể.
- Tiêu diệt các gốc tự do, ngăn chặn quá trình hình thành ung thư.
- Giúp ổn định đường huyết, làm giảm nguy cơ đái tháo đường.
- Giảm Cholesterol trong mạch máu, ngăn xơ vữa động mạch, hỗ trợ và bảo vệ hệ tim mạch của con người.
- Bồi bổ cơ thể, giảm thiểu sự mệt mỏi do căng thẳng, làm việc kéo dài.
- Bổ sung dinh dưỡng cho người bị thiếu chất, trẻ bị suy dinh dưỡng, còi xương,...
2. Rễ cây Chùm Ngây có tác dụng gì?
Tương tự như thân cây, phần rễ của cây Chùm Ngây cũng là bộ phận được thu hoạch để sử dụng làm thuốc chữa bệnh, do nó có chứa nhiều đặc tính sinh học vô cùng có lợi đối với cơ thể con người. Một số công dụng của rễ cây có thể kể đến như:
- Rễ cây sắc nước uống hoặc súc họng có thể giúp long đờm, giảm sưng đau do viêm họng gây ra.
- Chiết xuất dịch từ rễ cây có thể giúp làm giảm tác hại do dị ứng thời tiết, dị ứng cơ địa.
- Giúp bổ thận, tráng dương, tăng cường sinh lực cho nam giới.
- Giúp lưu thông khí huyết tốt hơn, ổn định hệ tiêu hóa, hệ thần kinh.
Rễ cây Chùm Ngây có rất nhiều tác dụng hữu ích
3. Vỏ cây Chùm Ngây có tác dụng gì?
Vỏ cây Chùm Ngây mặc dù ít được sử dụng, không nhiều như thân hay rễ hoặc lá, thế nhưng nó vẫn có một vài tác dụng hữu ích:
- Chứa các hoạt chất chống viêm, kháng khuẩn cao giúp ngăn ngừa nhiễm trùng do vết thương hở, ngăn ngừa sâu răng,...
- Tăng cường hệ miễn dịch, cải thiện khả năng trao đổi chất.
- Hỗ trợ phòng ngừa ung thư, các bệnh nguy hiểm.
4. Lá và hoa của cây Chùm Ngây có tác dụng gì?
Bên cạnh thân và rễ thì bộ phận lá và hoa của cây Chùm Ngây cũng được sử dụng rất nhiều trong các bài thuốc hiện nay. Lá và hoa của cây mang đến những lợi ích cho sức khỏe như sau:
- Cải thiện sự trao đổi chất của cơ thể, giúp cơ thể khỏe mạnh hơn, hồi phục nhanh chóng sau khi mới ốm dậy hoặc sau khi mới xuất viện.
- Giảm mỡ máu, ngăn ngừa cao huyết áp, bệnh tim mạch.
- Bảo vệ tế bào gan, thận khỏi bị tấn công bởi vi khuẩn gây bệnh.
- Giúp làm đẹp da, ngăn ngừa mẩn ngứa, mụn nhọt trên da.
5. Cây Chùm Ngây có công dụng gì trong đời sống
Bên cạnh tác dụng chữa bệnh, làm thuốc vô cùng phổ biến của cây Chùm Ngây. Nó còn có thể được sử dụng để làm thức ăn, thực phẩm hàng ngày cho con người bởi hàm lượng dinh dưỡng vô cùng cao mà loài thực vật này mang lại.
Cách sử dụng cây Chùm Ngây
1. Giá trị dinh dưỡng của rau Chùm Ngây
Trong 100g cây Chùm Ngây có chứa đựng những chất dinh dưỡng như sau:
- Bột đường: 8g
- Chất béo: 1,7g
- Chất đạm: 6,35g
- Khoáng chất (K, Ca, Mg, Fe, Cu,...): 3,75g
- Vitamin B1, B2, C, K và P
- Và hàng loạt các dưỡng chất quý giá khác.
2. Cách sử dụng cây Chùm Ngây để trị bệnh
Tùy thuộc vào bộ phận nào của cây mà bạn lựa chọn, thì cách bảo quản và sử dụng sẽ có sự khác biệt nhất định.
- Với thân, vỏ hoặc rễ: Chỉ có thể đem phơi khô, sau đó mang đi sắc thành thuốc uống hàng ngày.
- Với hoa, lá: Bạn có thể đem phơi khô để sắc thuốc, hoặc có thể hãm nước từ lá tươi để uống như uống trà vẫn mang lại lợi ích cho sức khỏe.
Các bộ phận của cây Chùm Ngây đều có thể được dùng làm thuốc
3. Cách sử dụng cây Chùm Ngây trong làm đẹp
Để có thể giúp các chị em làm đẹp, trắng sáng và không còn mụn nhọt ở làn da, bạn hãy sử dụng lá cây để làm điều đó nhé.
- Lá cây Chùm Ngây thu hoạch được, đem đi rửa sạch với nước rồi để cho khô ráo.
- Lấy ra một ít lá cây (20-30g) để sử dụng, đem chỗ lá đó đi giã nát bằng cối hoặc bạn có thể sử dụng máy xay sinh tố.
- Bã lá sau khi giã nát, hãy đem đắp trực tiếp lên mặt để có thể diệt khuẩn, tái tạo tế bào làn da và giúp da của bạn thêm mịn màng, trắng sáng hơn.
Giã nát lá cây Chùm Ngây để làm mặt nạ đắp
4. Cách ngâm rượu cây Chùm Ngây
Bộ phận thường được dùng để ngâm rượu Chùm Ngây chủ yếu là rễ và thân cây. Bạn hãy đem đi rửa sạch sẽ, sau đó để cho ráo nước trước khi ngâm rượu. Kế đến, bạn sử dụng bình thủy tinh lớn, đổ rượu trắng vào trong rồi mới cho rễ cây vào bình ngâm, tiến hành ngâm trong khoảng 3 tháng. Sau khi ngâm xong, mỗi ngày bạn chỉ nên sử dụng khoảng 100ml rượu Chùm Ngây mà thôi.
Cách trồng và chăm sóc cây Chùm Ngây
1. Phương pháp trồng
Cây Chùm Ngây hoàn toàn có thể được trồng thông qua phương pháp gieo hạt giống hoặc giâm cành. Loài cây này vô cùng dễ trồng và chăm sóc, vậy nên bạn lựa chọn phương pháp nào cũng đều có thể mang lại kết quả như ý khi thu hoạch. Hạt giống của cây bạn có thể tìm mua ở một số tiệm thuốc Đông y hoặc nhập về, chứ các cửa hàng nông sản sẽ không bán loại hạt giống này.
2. Lựa chọn đất trồng
Cây Chùm Ngây không kén đất trồng, bạn có thể lựa chọn loại đất có chứa nhiều mùn, cát, để cải thiện khả năng dinh dưỡng cho cây. Ngoài ra, đất trồng cần có độ tơi xốp và khả năng thoát nước tốt.
3. Nước tưới
Cây Chùm Ngây ưa ẩm trung bình, vậy nên bạn chỉ cần tưới nước cho cây hàng ngày là đủ. Có thể giảm bớt lượng tưới khi thời tiết vào mùa mưa hoặc bước sang mùa Đông.
4. Ánh sáng
Cây Chùm Ngây có khả năng vươn cao mạnh mẽ do chúng rất cần ánh sáng để phát triển. Do đó mà bạn nên lựa chọn những nơi có nhiều ánh sáng tự nhiên để trồng nhé.
5. Bón phân
Hãy sử dụng các loại phân bón hữu cơ hoặc NPK để bón cho cây khi mới gieo trồng, hoặc bón lót định kỳ 3-4 tuần/lần cho cây để kích thích khả năng sinh trưởng tốt nhất.
6. Thu hoạch
Khi cây Chùm Ngây lớn từ 5m trở lên là đã có thể thu hoạch được. Các bộ phận thường được thu hoạch gồm rễ, thân, lá và hoa. Tuy nhiên nếu bạn định trồng nhiều thời vụ khác nhau, chỉ nên thu hoạch phần lá, cành và hoa, tránh thu hoạch thân và rễ để tạo điều kiện cho cây tiếp tục sinh trưởng.
Tác hại của rau Chùm Ngây nếu dùng sai cách
Mặc dù cây Chùm Ngây có vô vàn lợi ích đối với sức khỏe con người, nhiều người còn sử dụng chúng làm thực phẩm ăn hàng ngày. Thế nhưng nếu lạm dụng mà ăn quá nhiều trong ngày có thể gây ra nhiều tác hại nguy hiểm cho cơ thể.
- Rau Chùm ngây có thể gây khó chịu cho dạ dày, khiến bạn bị tiêu chảy và ợ nóng nếu ăn quá nhiều.
- Một số hoạt chất được tìm thấy trong rễ, hoa và vỏ của cây Chùm Ngây được chứng minh là có thể gây tình trạng co bóp tử cung ở phụ nữ đang mang thai. Từ đó khiến tăng nguy cơ sảy thai cao hơn.
- Rau Chùm Ngây không tốt cho trẻ sơ sinh, do đó tuyệt đối bạn không được xay nhỏ để cho trẻ ăn.
- Chiết xuất dịch có trong hạt của cây Chùm Ngây có chứa một số độc tính, có khả năng gây phá hủy tế bào miễn dịch của cơ thể.