Sau thời gian cúng riêng, bàn thờ vong sẽ sáp nhập vào bàn thờ gia tiên. Điều này giúp các nghi thức thờ cúng dễ dàng và thuận lợi hơn. Nhưng việc chuyển bàn thờ vong lên bàn thờ gia tiên cần mẫu bài văn khấn như thế nào cho đúng? Trong bài viết này, Tâm An Luxury sẽ cung cấp cho gia chủ mẫu bài khấn rước vong lên bàn thờ gia tiên đầy đủ, chi tiết nhất.
Ý nghĩa việc rước vong lên bàn thờ gia tiên
Mỗi công việc liên quan đến tâm linh đều có giá trị riêng, luôn có ý nghĩa quan trọng đối với gia chủ. Chính vì vậy, hiểu rõ ý nghĩa của việc rước bàn thờ vong lên bàn thờ gia tiên sẽ giúp gia chủ tìm được niềm tin với tín ngưỡng của mình.

Theo tín ngưỡng Phật Giáo
Trong tín ngưỡng Phật Giáo luôn có một sự liên kết chặt chẽ với tâm linh, tín ngưỡng dân gian. Mặc dù nhiều tôn giáo khác có những quan điểm khác nhưng Phật Giáo luôn có góc nhìn gần gũi với việc rước bàn thờ vong lên bàn thờ gia tiên.
Theo giáo lý Phật Giáo, sau 49 ngày khi rước bàn thờ vong lên bàn thờ gia tiên không cần tổ chức lễ quá trịnh trọng. Phật Giáo vẫn luôn khuyến khích các Phật tử phải hướng thiện, hướng theo lẽ phải và tuân theo Nhân - Quả.

Chính vì vậy, việc rước bàn thờ vong lên bàn thờ gia tiên với Phật Giáo không cần quá cầu kỳ. Các Phật tử cũng có thể thực hiện những bước đơn giản như vệ sinh sạch sẽ, thành tâm khi rước. Đồng thời, Phật tử cũng nên đọc bài kinh trước và sau khi rước bàn thờ vong.
Theo góc nhìn dân gian Việt Nam
Dưới góc nhìn dân gian Việt Nam, luôn lưu ý rằng “có thờ có thiêng, có kiêng có lành”. Bởi vậy mà chúng ta vẫn luôn tuân thủ những bước đã được lưu truyền từ xa xưa. Bàn thờ gia tiên là không gian linh thiêng, là nơi mà người ta tránh xa những điều không may mắn, vì vậy nơi đây luôn đòi hỏi việc di chuyển bàn thờ phải có cái “tâm” và “hiếu” lên hàng đầu.
Tham khảo bài viết: Bàn thờ gia tiên để mấy ly nước thì hợp lý, đúng phong thủy
Các nguyên tắc rước vong lên bàn thờ gia tiên
Thông thường sau 49 ngày,bàn thờ vong của người đã khuất sẽ được rước lên bàn thờ gia tiên, nơi gia đình thường cúng bái tổ tiên cùng các vị thần linh thờ phụng. Ở giai đoạn này, gia chủ sẽ không cần cúng mâm cơm mỗi bữa cho người đã khuất nữa.
Việc rước lên bàn thờ gia tiên là điều cần thiết để giảm tối ưu thời gian thờ cúng của gia đình. Trước gia rước bàn thờ vong, gia chủ nên tuân theo một số nguyên tắc để đảm bảo về mặt tâm linh và mang lại những điều tốt lành:
- Đầu tiên là chuẩn bị mâm cúng cho người đã khuất, bao gồm: con gà trống luộc, đĩa sôi, mâm ngũ quả, bình hoa, rượu trắng và đĩa trầu cau (số lương: 3), tiền vàng mã (con ngựa vàng, con ngựa đỏ và 1 bộ quần áo vàng, 1 bộ quần áo đỏ), và đèn nhang.
- Tiếp theo, xem ngày lành và tháng tốt để thực hiện việc rước bàn thờ vong lên bàn thờ gia tiên. Hãy tránh những ngày có “sao xấu” và nên chọn những ngày có “sao tốt”.
- Ngoài ra, phải chuẩn bị đầy đủ tấu sớ để sử dụng lúc khấn vái người đã khuất khi rước bàn thờ.
- Cuối cùng, đốt hết vàng mã đã chuẩn bị, kết hợp việc rải gạo và muối cúng xung quanh nhà để trừ tà. Sau khi nhang đã tàn, hãy chuyển lần lượt các vật dụng và ảnh thờ của người đã khuất lên bàn thờ gia tiên.
Một số lưu ý trong nghi thức an vị hương linh lên bàn thờ
Sau khi đã chuẩn bị mâm lễ đầy đủ, chúng ta sẽ tiến hành lễ rước vong lên bàn thờ gia tiên. Đây là một giai đoạn quan trọng trong lễ rước vong, gia chủ có thể mời thầy cúng đến nhà làm lễ nhằm đảm bảo việc an nhập hương linh được thực hiện một cách trọn vẹn và suôn sẻ.
Sau khi hoàn thành, bạn nên mang đồ cúng đi hóa. Gạo và muối thì được rắc trước cửa nhà để hoàn tất nghi lễ.
- Đối với bài vị: nên đặt chính xác và trang nghiêm khi rước lên bàn thờ gia tiên.
- Đối với bát hương: có thể mang ra sông thả cho mát mẻ hoặc mang đi chôn cất.
- Đối với bát hương: nên đốt bỏ hoặc vệ sinh sạch sẽ để tận dụng đựng các đồ vật khác.

Mẫu bài khấn rước vong lên bàn thờ gia tiên
Dưới đây là nội dung bài khấn rước vong lên bàn thờ gia tiên mà gia chủ có thể tham khảo:
Nam mô A Di Đà Phật! (3 lần)
Con kính lạy Chư Phật mười phương, chư Phật mười phương, chư Phật mười phương.
Con kính lạy Đức Phật Thích Ca Mâu Ni, Đức Phật A Di Đà, Đức Bồ Tát Quán Thế Âm, Đức Bồ Tát Đại Thế Chí.
Con kính lạy Đức Thánh Hiền Tăng.
Hôm nay là ngày ….. tháng ….. năm …..
Tín chủ (chúng) con là: ……………………………………
Ngụ tại: ……………………………………………………..
Chúng con thành tâm sửa biện hương hoa, lễ vật, kim ngân trà quả và các thứ cúng dâng, bày ra trước án, kính mời chư vị Tôn thần, chư vị Thánh hiền, chư vị gia tiên tiền tổ của dòng họ (họ tên dòng họ)………………………
Hôm nay, tín chủ (chúng) con xin thành tâm kính cẩn rước vong linh (họ tên người đã khuất)……………………………………………
Xin chư vị Tôn thần, chư vị Thánh hiền và gia tiên tiền tổ chấp lễ, chấp cầu cho vong linh (họ tên người đã khuất)………………………………….. được an tọa nơi bàn thờ gia tiên, phù hộ độ trì cho con cháu được bình an, sức khỏe, tài lộc thịnh vượng.
Kính xin chư vị phù hộ độ trì cho gia đình chúng con luôn được mạnh khỏe, an khang thịnh vượng, vạn sự tốt lành.
Chúng con lễ bạc tâm thành, cúi xin chứng giám.
Nam mô A Di Đà Phật! (3 lần)
Trên đây là một số thông tin về quá trình rước bàn thờ vong và mẫu bài khấn rước vong lên bàn thờ gia tiên. Hiểu rõ những điều này sẽ giúp bạn thực hiện việc rước đổi bàn thờ một các dễ dàng hơn. Nếu bạn có gì thắc mắc hãy liên hệ đến Tâm An Luxury để được hỗ trợ thêm.
Có thể bạn quan tâm: Bàn thờ gia tiên có mấy bát hương thì chuẩn nhất?