Với tóm tắt lý thuyết Lịch Sử lớp 7 Bài 1: Quá trình hình thành và phát triển của chế độ phong kiến Tây Âu sách Kết nối tri thức hay nhất, ngắn gọn sẽ giúp học sinh nắm vững kiến thức trọng tâm, ôn luyện để học tốt môn Lịch Sử 7.
Lý thuyết Lịch Sử 7 Kết nối tri thức Bài 1: Quá trình hình thành và phát triển của chế độ phong kiến Tây Âu
Xem thử
Chỉ từ 100k mua trọn bộ lý thuyết Lịch Sử 7 Kết nối tri thức (cả năm) bản word trình bày đẹp mắt, dễ dàng chỉnh sửa:
- B1: gửi phí vào tk: 0711000255837 - NGUYEN THANH TUYEN - Ngân hàng Vietcombank (QR)
- B2: Nhắn tin tới Zalo VietJack Official - nhấn vào đây để thông báo và nhận giáo án
1. Quá trình hình thành xã hội phong kiến ở Châu Âu
- Từ thế kỉ III, đế quốc La Mã lâm vào khủng hoảng.
- Nửa cuối thế kỉ V, các bộ tộc Giéc-man từ phương Bắc tràn xuống, xâm chiếm lãnh thổ, đưa đến sự diệt vong của đế quốc La Mã (476).
- Những việc làm của người Giéc-man khi tràn vào La Mã:
+ Thành lập nhiều vương quốc mới: Ăng-glô Xắc-xông, Phơ-răng, Tây Gốt, Đông Gốt…
+ Chiếm ruộng đất của chủ nô La Mã, đem chia cho các tướng lĩnh quân sự và tăng lữ giáo hội.
- Quá trình phong kiến diễn ra mạnh mẽ và sâu sắc ở Vương quốc Phơ-răng với sự hình thành các giai cấp mới là: lãnh cháu phong kiến và nông nô:
+ Lãnh chúa phong kiến được hình thành từ bộ phận: quý tộc thị tộc người Giéc-man và quý tộc La Mã quy thuận chính quyền mới
+ Nông nô được hình thành từ bộ phận nô lệ được giải phóng và nông dân tự do bị mất ruộng đất.
2. Lãnh địa phong kiến và quan hệ xã hội của chế độ phong kiến
- Khái niệm: là những vvùng đất rộng lớn thuộc quyền sở hữu của lãnh chúa.
- Thời gian hình thành: thế kỉ IX
- Cấu trúc của lãnh địa: gồm đất của lãnh chúa và đất khẩu phẩn.
+ Lãnh chúa xây dựng nhà thờ, lâu đài, có thành cao, hào sâu…
+ Đất khẩu phần ở xung quanh lâu đài được lãnh chúa giao cho nông nô cày cấy và thu tô, thuế.
- Đặc điểm về chính trị - hành chính: lãnh địa là một đơn vị chính trị độc lập
+ Lãnh chúa lập ra quân đội,luật pháp, tòa án, chế độ thuế khóa, tiền tệ… riêng
+ Nhà vua không được can thiệp vào lãnh địa (gọi là quyền “miễn trừ”).
- Đặc điểm về kinh tế: mang tính chất tự cấp, tự túc; nông nghiệp đóng vai trò chủ đạo.
- Đời sống trong lãnh địa:
+ Lãnh chúa: có nhiều quyền như vua, sống xa hoa dựa trên sự bóc lột nông nô.
+ Nông nô: phụ thuộc vào lãnh chúa; cuộc sống khổ cực, đói nghèo.
+ Quan hệ giữa lãnh chúa và nông nô là quan hệ bóc lột thông quan tô, thuế.
3. Sự ra đời của Thiên Chúa giáo.
- Thời gian ra đời: đầu công nguyên, ở vùng Giê-ru-da-lem (thuộc Pa-le-xtin ngày nay).
- Người sáng lập: Chúa Giê-su.
Chúa Giê-su (tranh minh họa)
- Sự phát triển:
+ Ban đầu, Thiên Chúa giáo là tôn giáo của những người nghèo khổ, bị áp bức
+ Đầu thế kỷ IV, Thiên chúa giáo được công nhận là Quốc giáo của đế quốc La Mã.
+ Thời phong kiến, Giáo hội Thiên Chúa có thế lực lớn cả về kinh tế, chính trị, văn hóa…
4. Sự hình thành của thành thị trung đại:
- Thời gian xuất hiện: cuối thế kỉ XI
- Nguyên nhân:
+ Sản xuất thủ công nghiệp phát triển đã thúc đẩy nhu cầu trao đổi. Một số thợ thủ công tìm cách rời khởi lãnh địa, họ đến những nơi đông người qua lại để mở xưởng sản xuất và buôn bán => các thị trấn ra đời, sau đó thành thị trung đại xuất hiện.
+ Một số thành thị do các lãnh chúa lập ra hoặc được phục hồi từ những thành thị cổ đại
Thành thị trung đại (minh họa)
- Vai trò:
+ Về kinh tế: phá vỡ nền kinh tế tự nhiên của các lãnh địa, tạo điều kiện cho kinh tế hàng hóa giản đơn phát triển.
Cảnh buôn bán hàng hóa tại một hội chợ
+ Về chính trị: góp phần tích cực xóa bỏ chế độ phong kiến phân quyền, xây dựng chế độ phong kiến tập quyền, thống nhất quốc gia, dân tộc.
- Về xã hội: góp phần dẫn đến sự giải thể của chế độ nông nô; đưa đến sự xuất hiện của tầng lớp thị dân.
- Về văn hóa: mang không khí tự do và mở mang tri thức cho mọi người, tạo tiền đề cho việc hình thành các trường đại học lớn ở châu Âu.
Xem thử
Xem thêm tóm tắt lý thuyết Lịch Sử lớp 7 Kết nối tri thức hay khác:
Lý thuyết Lịch Sử 7 Bài 2: Các cuộc phát kiến địa lí và sự hình thành quan hệ sản xuất tư bản chủ nghĩa ở Tây Âu
Lý thuyết Lịch Sử 7 Bài 3: Phong trào văn hóa Phục hưng và cải cách tôn giáo
Lý thuyết Lịch Sử 7 Bài 4: Trung Quốc từ thế kỉ VII đến giữa thế kỉ XIX
Lý thuyết Lịch Sử 7 Bài 5: Ấn Độ từ thế kỉ IV đến giữa thế kỉ XIX
Lý thuyết Lịch Sử 7 Bài 6: Các vương quốc phong kiến Đông Nam Á từ nửa sau thế kỉ X đến nửa đầu thế kỉ XVI
Săn shopee siêu SALE :
- Sổ lò xo Art of Nature Thiên Long màu xinh xỉu
- Biti's ra mẫu mới xinh lắm
- Tsubaki 199k/3 chai
- L'Oreal mua 1 tặng 3