Trong bài viết hôm nay, Nhà thuốc Long Châu sẽ bật mí cho bạn đọc một số bài tập chữa viêm đường tiết niệu hiệu quả. Trước hết, hãy cùng Nhà thuốc Long Châu điểm qua một vài thông tin xoay quanh bệnh lý viêm đường tiết niệu nhé.
Tổng quan về viêm đường tiết niệu
Viêm đường tiết niệu hay nhiễm khuẩn đường tiết niệu là tình trạng viêm nhiễm xảy ra ở đường tiết niệu bao gồm thận, niệu quản, bàng quang và niệu đạo. Tình trạng nhiễm khuẩn này thường gặp trong một số bệnh lý như viêm niệu đạo cấp không do lậu, viêm bàng quang cấp không kể lao bàng quang, viêm thận - bể thận cấp.
Có rất nhiều nguyên nhân dẫn đến tình trạng viêm đường tiết niệu, song tùy thuộc vào từng nhóm bệnh lý mà các nguyên nhân gây bệnh là khác nhau. Cụ thể:
- Đối với viêm niệu đạo cấp, các tác nhân gây bệnh thường gặp như vi khuẩn Chlamydia, Trichomonas, E.coli, nấm Candida albicans.
- Viêm bàng quang cấp: Tác nhân gây bệnh bao gồm các vi khuẩn như Escherichia coli, Proteus mirabilis, Klebsiella, Staphylococcus…
- Viêm thận - bể thận cấp thường do nhiễm khuẩn ngược dòng từ bàng quang lên hoặc do đường máu có nhiễm khuẩn huyết, các vi khuẩn gram âm và gram dương…
Ngoài ra, một số yếu tố được đánh giá làm tăng nguy cơ viêm đường tiết niệu phải kể đến như thói quen nhịn tiểu, vệ sinh vùng kín không sạch sẽ, quan hệ tình dục không lành mạnh, chấn thương dương vật (đối với nam giới) hay người bệnh mắc một số bệnh lý trước đó như sỏi thận, phì đại tuyến tiền liệt…
Trên lâm sàng, người ta chia các triệu chứng của viêm đường tiết niệu thành 2 nhóm chính bao gồm triệu chứng toàn thân và triệu chứng tại chỗ. Cụ thể:
- Triệu chứng toàn thân: Sốt cao kèm rét run, môi khô, lưỡi bẩn, gương mặt hốc hác…
- Triệu chứng tại chỗ: Tiểu rắt, tiểu buốt, nước tiểu có màu đục, mùi hôi nồng, thậm chí có lẫn máu mủ. Người bệnh có thể cảm thấy đau nhiều vùng hông lưng khi bị viêm thận - bể thận và đau vùng hạ vị khi bị viêm bàng quang.
Viêm đường tiết niệu có nguy hiểm không?
Cũng giống như các bệnh lý khác, viêm đường tiết niệu nếu không được phát hiện và điều trị kịp thời có thể dẫn đến nhiều biến chứng nguy hiểm, thậm chí là đe dọa đến tính mạng.
Đối với viêm đường tiết niệu dưới có thể gây biến chứng nhiễm khuẩn lên đường tiết niệu trên và dễ tái phát.
Trong trường hợp viêm thận - bể thận cấp có kèm theo yếu tố làm tắc nghẽn đường tiểu gây ứ nước tiểu như sỏi, u xơ tuyến tiền liệt… không được giải quyết, các trường hợp không điều trị kịp thời hoặc điều trị không đúng và đủ, sức đề kháng yếu có thể khiến người bệnh gặp các biến chứng như nhiễm khuẩn huyết, sốc nhiễm trùng, áp xe thận hoặc quanh thận.
Ngoài ra, những trường hợp viêm thận - bể thận mạn tính nếu không được điều trị kịp thời và đúng phác đồ có thể dẫn đến suy thận và tăng huyết áp.
Điều trị viêm đường tiết niệu
Điều trị viêm đường tiết niệu phụ thuộc vào tình trạng viêm ở đâu, niệu đạo hay bàng quang hay viêm thận - bể thận, có yếu tố nguy cơ kèm theo không, thể bệnh. Các biện pháp điều trị chủ yếu bao gồm:
- Điều trị tác nhân gây bệnh: Sử dụng thuốc kháng sinh. Khi dùng thuốc cần đảm bảo đúng thuốc, đủ liều, đủ thời gian, uống theo đúng trình tự từ một thuốc đến phối hợp nhiều thuốc.
- Điều trị triệu chứng tùy thuộc vào các triệu chứng mà người bệnh gặp phải: Giảm đau, hạ sốt, bù nước và điện giải…
- Giải quyết các yếu tố nguy cơ như sỏi tiết niệu, phì đại tuyến tiền liệt, tiểu đường…
- Phòng viêm đường tiết niệu bằng một số biện pháp như đảm bảo vệ sinh vùng kín sạch sẽ và đúng cách, uống đủ nước, không nhịn tiểu, chủ động phát hiện và giải quyết các yếu tố nguy cơ gây viêm đường tiết niệu.
Một số bài tập chữa viêm đường tiết niệu
Thực hiện các bài tập chữa viêm đường tiết niệu tại nhà là một trong những phương pháp giúp cải thiện các triệu chứng khó chịu và những bất tiện trong cuộc sống sinh hoạt hàng ngày do bệnh lý này gây ra. Dưới đây là một số bài tập chữa viêm đường tiết niệu, bạn đọc có thể tham khảo:
Bài tập Kegel
Bài tập Kegel là một trong những bài tập chữa viêm đường tiết niệu được nhiều người áp dụng hiện nay. Mục đích của bài tập này nhằm giúp người tập tăng cường các cơ hỗ trợ ở khu vực bàng quang từ đó giúp cải thiện hiệu quả và kiểm soát dòng nước tiểu.
Để bắt đầu, bạn hãy thử thực hiện ngưng tiểu ngay giữa quá trình, nhờ cơ chế khép chặt của cơ sàn chậu, nước tiểu sẽ được chặn lại.
Khi tập Kegel, bạn cần lưu ý thắt chặt tại vị trí tương tự và giữ nguyên tư thể trong khoảng từ 10 - 15 giây, lặp đi lặp lại động tác này khoảng 3 - 5 lần liên tiếp. Sau đó, dần dần bạn tăng tần số lên khoảng 30 - 50 lần, kiên trì thực hiện 2 - 3 lần/ngày.
Bài tập cơ sàn chậu
Ngoài bài tập Kegel thì người bệnh có thể tham khảo thêm 2 bài tập tác động đến cơ sàn chậu dưới đây:
Co thắt cơn ngắn
Co thắt cơ ngắn giúp tạo nên sự co cơ nhanh chóng ở vùng chậu. Do đó, người bệnh cần siết cơ càng nhanh càng tốt thay vì tập trung vào việc giữ cơ co, sau đó giải phóng cơ.
Cách thực hiện: Trước tiên bạn hít một hơi thật sâu sau đó thở ra, đồng thời siết chặt cơ sàn chậu thật nhanh, sau đó là hít vào và giải phóng cơ. Thực hiện động tác này 10 lần. Nghỉ 3 - 5 phút sau đó tiếp tục thực hiện động tác này khoảng 10 - 20 lần nữa. Bạn nên kiên trì thực hiện bài tập này 2 lần/ngày để thấy được hiệu quả bạn nhé.
Co thắt cơn dài
Co thắt cơn dài nhằm giúp người tập đạt đến mục tiêu co thắt sàn chậu với thời gian kéo dài khoảng 10 giây.
Cách tiến hành: Người tập siết chặt các cơ sàn chậu, đồng thời giữ ở tư thế này càng lâu càng tốt. Lúc đầu, bạn có thể siết cơ được khoảng 3 - 5 giây, dần dần bạn tăng dần thời gian siết cơ với tần suất 10 lần/bộ. Thực hiện 3 bộ/lần. Khoảng nghỉ giữa các lần tập là 3 - 5 phút.
Bài tập Squat
Squat là một bài tập tác động đến nhiều nhóm cơ lớn trong cơ thể. Đây cũng được đánh là một trong số những bài tập hỗ trợ chữa viêm đường tiết niệu.
Cách thực hiện: Người tập ở tư thế đứng thẳng, hai chân rộng hơn vai. Hơi khuỵu gối đồng thời đẩy phần hông và mông ra sau. Đầu và cằm luôn hướng thẳng. Từ từ hạ thấp người cho đến khi đùi và mặt đất song song với nhau, dồn toàn bộ sức nặng cơ thể tập trung vào gót chân, đầu gối hướng về phía trước. Đứng thẳng người và trở lại tư thế ban đầu. Thực hiện động tác này từ 10 - 15 lần.
Với bài tập này, người bệnh cần thực hiện bài tập này đều đặn mỗi ngày, kiên trì tập luyện trong khoảng từ 1 - 3 tháng để thấy được hiệu quả rõ rệt nhé.
Bổ sung lợi khuẩn ngăn ngừa viêm đường tiết niệu
Cùng việc kiên trì tập luyện các bài tập chữa viêm đường tiết niệu nêu trên, bạn đọc có thể kết hợp sử dụng thêm viên uống Lavima Biotic giúp bổ sung lợi khuẩn đường tiết niệu, đồng thời giảm nguy cơ viêm đường tiết niệu và các bệnh phụ khoa.
Lavima Biotic tự hào là sản phẩm có công thức độc đáo với hơn 1,7 tỷ lợi khuẩn nhập khẩu từ Mỹ, kết hợp cùng cao trinh nữ hoàng cung và Immunecanmix, giúp hỗ trợ tăng cường sức đề kháng và bảo vệ sức khỏe phụ khoa hiệu quả.
Là sản phẩm thuộc thương hiệu Lavima, Lavima Biotic được kiểm nghiệm cấp phép lưu hành trên toàn quốc và được các chuyên gia khuyên dùng.
Trên đây là toàn bộ những thông tin xoay quanh bệnh lý viêm đường tiết niệu cùng một số bài tập chữa viêm đường tiết niệu mà Nhà thuốc Long Châu đã tổng hợp để chia sẻ đến bạn đọc. Hy vọng bài viết này sẽ giúp ích cho bạn đọc trong cuộc sống. Cảm ơn bạn đã luôn đồng hành cùng Nhà thuốc Long Châu.