Hệ thống đánh lửa là bộ phận rất quan trọng đối với động cơ và thiết bị. Hiện nay, hệ thống đánh lửa thường được dùng ở động cơ xăng vì tỷ số nén của động cơ xăng là thấp, do đó bộ chế hòa khí không thể tự bốc cháy được mà cần hệ thống đánh lửa tạo ra tia lửa điện châm cháy hòa khí.
Vậy cụ thể hệ thống đánh lửa là gì? nhiệm vụ, cấu tạo của nó ra sao? được phân loại như thế nào? Hãy cùng Auto66 giải đáp hết những thắc mắc về hệ thống đánh lửa này nhé.
Hệ thống đánh lửa xe ô tô là gì?
Hệ thống đánh lửa trên xe ô tô gồm có 2 mạch: Mạch thứ cấp và mạch sơ cấp. Bô bin đánh lửa của mạch sơ cấp là máy biến thế. Nó sẽ thực hiện quy trình chuyển dòng điện từ ắc quy thành dòng điện cao áp. Khi đó nguồn điện cao áp sẽ được mạch thứ cấp nhận từ bô bin đánh lửa và truyền đến bugi thông qua các dây phin cao áp.
Hệ thống đánh lửa xe ô tô có cấu tạo rất đơn giản, được điều khiển bằng tua vít. Ngày nay hệ thống đánh lửa trên xe ô tô được thiết kế cấu tạo hiện đại hơn, đi kèm với nhiều tính năng nổi bật để đáp ứng nhu cầu của xã hội hóa.
Nhiệm vụ hệ thống đánh lửa xe ô tô
- Hệ thống đánh lửa xe ô tô có chức năng tạo ra dòng điện áp lớn (>20.000V) để có thể phóng qua khe hở đánh lửa bugi, nhằm thực hiện quá trình đốt cháy hỗn hợp khí - nhiên liệu.
- Hệ thống đánh lửa xe ô tô còn có nhiệm vụ đánh lửa đúng thời điểm để động cơ đốt cháy bộ chế hòa khí triệt để, tạo ra công suất lớn. Nhờ vậy mới ngăn ngừa những cặn cacbon xuất hiện và hạn chế khí thải ra ngoài gây ô nhiễm môi trường, giúp tiết kiệm nhiên liệu cho người sử dụng.
Cấu tạo hệ thống đánh lửa xe ô tô
Hệ thống bô bin
Bô bin là bộ phận chi tiết quan trọng của hệ thống đánh lửa. Hệ thống bô bin đảm nhận nhiệm vụ đầu tiên tạo tia lửa để cho quá trình đốt cháy nhiên liệu của động cơ.
Nguồn điện được tạo ra bởi bô bin dựa trên 2 cuộn dây cảm ứng thứ cấp và sơ cấp. Dòng điện sẽ chạy qua 1 cuộn sơ cấp (ít vòng) và chạy qua cuộn thứ cấp (nhiều vòng).
Lúc này, dòng điện sẽ đi qua cuộn sơ cấp trước và dòng điện cũng sẽ bị ngắt tại thời điểm đánh lửa, bởi má vít mở ra đột ngột. Dòng điện bị ngắt đột ngột làm cho độ lớn của từ trường bị giảm. Lúc này, một dòng điện khác sẽ được tạo ra tại cuộn thứ cấp theo nguyên tắc cảm ứng điện từ sẽ chống sự giảm đột ngột của từ trường. Nhờ cuộn dây thứ cấp có số vòng lớn làm cho dòng điện đi qua đây nhiều lần, tạo nên nguồn điện lớn tại cuộn thứ cấp.
Hệ thống bộ chia điện
Bộ phận chia điện là hệ thống thứ hai tiếp nhận nhiệm vụ trong chuỗi của hệ thống đánh lửa. Bộ phận này có nhiệm vụ chia điện đến xi lanh.
Bộ phận bộ chia điện hoạt động, dựa trên nguyên lý của hệ thống trục bộ chia điện và con quay được gắn ở các đầu. Lúc này, bộ thứ cấp sẽ được kết nối với con quay, nắp của bộ chia điện sẽ được kết nối với các dây cao áp dẫn đến xi lanh thông qua các đầu nối. Khi con quay thì nguồn điện cao áp sẽ được chia theo thứ tự nhất định đến các xilanh kế tiếp.
Hệ thống bộ chia điện A: Dòng cao áp đến từ bô bin đánh lửa, B: Con quay, C: Nắp chia điện, D: Dòng cao áp tới các xi lanh.
Hệ thống bộ phận bugi
Sau khi trải qua 2 quá trình trên, tiếp đến là quá trình của bugi. Khi dòng điện bugi nó đã được tạo thành ra từ bô bin điện và được truyền đi tiếp qua bộ chia điện. Dòng điện khi đến bugi sẽ phát ra hồ quang xuyên qua khe trống và tạo thành tia lửa điện, thực hiện quá trình đốt cháy nhiên liệu ở buồng đốt, từ đó động cơ có thể vận hành.
Để kích hoạt được bugi hoạt động thường phải có điện áp rất lớn dao động trong khoảng 40000 đến 100000 V. Mức Volt để bugi hoạt động còn phụ thuộc vào loại bugi được dùng.
Hiện nay, bugi có 2 loại đó là bugi nóng và bugi lạnh. Bugi được cấu tạo để thực hiện nhiệm vụ của hệ thống đánh lửa.
Cấu tạo riêng của hệ thống đánh lửa điện tử
Hệ thống đánh lửa điện tử, bao gồm những bộ phận sau đây:
- Pin (nguồn điện): Đây là nơi cung cấp dòng điện một chiều có điện áp thấp chỉ có 12-14,2 V cho hệ thống đánh lửa.
- Cuộn dây đánh lửa.
- Công tác đánh lửa: Để bật/tắt của hệ thống đánh lửa điện tử.
- Mô đun đánh lửa.
- Bộ điện tử: Có nhiệm vụ quản lý, giám sát và kiểm tra cường độ tia lửa điện, giới hạn thời gian của tia lửa lựa điện.
- Bộ cảm biến: Có nhiệm vụ chính là phát hiện ra những thay đổi của hệ thống nguồn điện và hệ thống đánh lửa.
- Phần ứng: Là điện trở có bánh răng, ống hút chân không phía trước và cuộn dây nạp. Khi đó, mô đun đánh lửa sẽ truyền đi tín hiệu tiếp nhận điện áp từ phần ứng theo thứ tự nhất định, để thực hiện quá trình tạo và ngắt mạch chính xác. Để phân phối dòng điện đi đến bugi theo chu trình tiếp đó.
- Nhóm tiếp điểm.
- Hệ thống bugi.
Như vậy, hệ thống đánh lửa điện tử có một số điểm chung và một số điểm khác biệt từ những bộ phận trong cấu tạo. Tuy nhiên, các bộ phận này đều có sự kết nối với nhau để tạo nên một bộ phận đồng nhất và tạo ra quá trình tạo ra tia lửa điện, giúp đốt cháy nhiên liệu được thực hiện một cách hoàn chỉnh nhất và hiệu quả nhất.
Phân loại hệ thống đánh lửa
Dưới đây là một số loại hệ thống đánh lửa:
- Hệ thống đánh lửa bằng vít
Hệ thống đánh lửa bằng vít được xem là hệ thống cơ bản nhất. Hệ thống này sử dụng điều khiển tại thời điểm đánh tia lửa bằng cơ tại dòng cơ sơ cấp. Dòng điện của hệ thống đánh lửa bằng vít chạy ngắt quãng qua các thời điểm nhất định của hệ thống. Hệ thống đánh lửa này được sử dụng một cách phổ biến.
- Hệ thống đánh lửa bán dẫn
Hệ thống này có cấu tạo rất phức tạp, góc đánh lửa điều khiển bằng cơ hoặc được sử dụng qua các cảm biến vị trí. Loại hệ thống đánh lửa bán dẫn này được sử dụng phổ biến, ngày này có rất nhiều cải tiến của hệ thống đánh lửa bán dẫn có tiếp điểm hoặc không có tiếp điểm,…Tùy vào nhu cầu cụ thể và tính phù hợp với loại thiết bị đó mà ứng dụng hệ thống đánh lửa bán dẫn vào hệ thống.
- Hệ thống đánh lửa trực tiếp
Cấu tạo chung của hệ thống đánh lửa, đây là hệ thống có nhiều điểm khác biệt nhất. Loại này không chứa bộ chia điện như bao loại hệ thống đánh lửa thông thường khác. Hệ thống đánh lửa trực tiếp được ứng dụng vào hệ thống của xe và các thiết bị khác nhờ vào tính linh động và tiện dụng.
- Hệ thống đánh lửa khác
Một số hệ thống đánh lửa khác được đề cập ở trên bài: Hệ thống đánh lửa không tiếp điểm, hệ thống đánh lửa tiếp điểm, ECU, ESA và hệ thống đánh lửa DC-CDI,…Các hệ thống đánh lửa này đều có những đặc điểm riêng biệt và phù hợp với từng loại động cơ, loại xe nhất định.
- Hệ thống đánh lửa Magneto
Hệ thống này còn có tên gọi khác là hệ thống đánh lửa cơ để tạo ra tia lửa điện. Hệ thống đánh lửa Magneto được ứng dụng vào loại xe máy có chân đạp hoặc các loại bếp ga có sử dụng nút bật/tắt bếp,…
Lời kết
Như vậy, chúng ta đã tìm hiểu xong về nội dung của hệ thống đánh lửa. Tóm lại, hệ thống đánh lại là bộ phận rất quan trọng đối với động cơ xe ô tô cũng như các động cơ khác. Hệ thống đánh lửa có nhiệm vụ đốt cháy nhiên liệu và tạo dòng điện cao áp giúp thiết bị động cơ vận hành một cách trơn chu, linh hoạt. Hy vọng, những thông tin mà Auto66 đã giải đáp sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về hệ thống đánh lửa. Cảm ơn bạn đã đọc bài chia sẻ này!