Có nhiều biện pháp điều trị bệnh ung thư, một trong số đó là sử dụng tia X. Bằng liệu pháp này, bác sĩ sẽ dùng tia năng lượng cao chiếu vào cơ thể người bệnh nhằm tiêu diệt tế bào ung thư. Có khoảng 50 đến 70% người bệnh ung thư đang được điều trị bằng liệu pháp này. Bài viết dưới đây sẽ mang đến đầy đủ thông tin trả lời cho câu hỏi tiếp xúc với người xạ trị có sao không và cần lưu ý gì trong quá trình chăm sóc bệnh nhân sau xạ trị.
Khi dùng biện pháp xạ trị điều trị bệnh ung thư, bác sĩ sẽ dùng máy phát ra tia X hoặc tia gamma chiếu vào cơ quan có chứa tế bào ung thư để tiêu diệt chúng. Chẳng hạn như người bị ung thư phổi thì sẽ chiếu vào vùng ngực, ung thư dạ dày ruột thì chiếu vào phần bụng, ung thư não thì sẽ chiếu tia xạ vào đầu. Những tia này chỉ có khả năng làm tổn thương vùng bị chiếu vào và không ảnh hưởng đến người xung quanh. Do đó, bạn có thể yên tâm rằng không cần phải cách ly với người bệnh đang xạ trị.
Tuy nhiên, trong trường hợp người bệnh được chỉ định dùng đồng vị phóng xạ dưới dạng uống thì chất thải của người bệnh như nước tiểu, nước bọt, tuyến mồ hôi, phân có khả năng nhiễm phóng xạ. Do đó, bệnh nhân cần tránh tiếp xúc với những người xung quanh. Điển hình là người mắc ung thư tuyến giáp được chỉ định dùng thuốc iod 131 điều trị thì cần cách ly mọi người trong một khoảng thời gian sau xạ trị.
Vậy lúc này tiếp xúc với người xạ trị có sao không? Đáp án là có, người tiếp xúc có thể bị nhiễm xạ với các biểu hiện như viêm da mạn tính, mạch nhanh, rối loạn điều hòa thần kinh, dễ bị kích thích hoặc nghiêm trọng hơn là ung thư. Các phản ứng nhiễm xạ sẽ tùy thuộc vào mức độ nhiễm xạ.
Ngày nay, tiến bộ về y học kỹ thuật đã rút ngắn thời gian cách ly của người bệnh sau xạ trị. Mặc dù vậy, bệnh nhân vẫn cần cẩn thận, ở lại bệnh viện sau điều trị 24 giờ. Nguyên nhân là do bệnh viện có sẵn quy trình xử lý chất thải của bệnh nhân, đảm bảo không làm ảnh hưởng môi trường.
Dưới đây là những lưu ý và thời gian mà người bệnh sử dụng chất đồng vị phóng xạ cần tránh tiếp xúc với người khác:
Đến nay, vẫn chưa có trường hợp nào được ghi nhận là sức khỏe bị ảnh hưởng sau khi tiếp xúc với bệnh nhân sau khi uống đồng vị phóng xạ. Tuy nhiên, nhằm tránh nguy cơ sức khỏe người xung quanh bị ảnh hưởng thì bác sĩ vẫn khuyến cáo người bệnh cần:
Bên cạnh thắc mắc tiếp xúc với người xạ trị có sao không thì việc chăm sóc bệnh nhân cũng là điều quan trọng. Nó ảnh hưởng đến quá trình hồi phục cơ thể và hiệu quả của việc điều trị bệnh. Phần da sau khi chiếu xạ cần được chăm sóc và vệ sinh sạch sẽ, hạn chế kích thích về vật lý hay hóa học. Bệnh nhân hãy ăn mặc rộng rãi, thoáng mát, tránh cọ sát khu vực chiếu xạ để tránh bị loét.
Trong tình huống xạ trị cục bộ cụ thể, điển hình là xạ trị thực quản thì người bệnh sau khi xạ trị cần ăn các thực phẩm mềm. Đối với người xạ trị trực tràng thì cần tìm cách để tránh tình trạng táo bón. Song song đó, bệnh nhân cần có chế độ dinh dưỡng đầy đủ các nhóm chất, nghỉ ngơi hợp lý nhằm tăng cường sức đề kháng, sức khỏe mau hồi phục, chuẩn bị tốt cho các đợt xạ trị tiếp theo.
Khi điều trị ung thư bằng xạ trị, tia năng lượng cao chiếu vào vùng nhiễm bệnh làm tổn thương tế bào lành xung quanh. Bệnh nhân có thể gặp phải một số tác dụng phụ bao gồm:
Tia xạ chiếu vào vùng bụng gây ảnh hưởng niêm mạc ruột, cản trở cơ thể hấp thụ dưỡng chất, người bệnh buồn nôn, nôn ói, mất vị giác… dẫn đến ăn không ngon, việc ăn uống bị tác động tiêu cực. Vì thế, bệnh nhân cần bổ sung các chất cần thiết để cơ thể không bị suy kiệt, kết hợp tập luyện nhẹ nhàng nhằm tăng sức bền, thúc đẩy cơ thể khỏe mạnh, hỗ trợ quá trình đào thải độc tố từ đó nhanh chóng hồi phục.
Khi quyết định tiến hành chữa ung thư, bệnh nhân cần tuyệt đối nghe theo hướng dẫn của bác sĩ và tuân thủ phác đồ điều trị nhằm nhận được kết quả cao nhất. Việc chuẩn bị cho bản thân một sức khỏe tốt, chế độ dinh dưỡng và nghỉ ngơi tốt thì hiệu quả điều trị mới khả quan.
Xạ trị là biện pháp có khả năng hỗ trợ người bệnh điều trị ung thư nhưng cũng tiềm ẩn nhiều nguy cơ ảnh hưởng đến sức khỏe bệnh nhân và người xung quanh. Mong rằng những chia sẻ trên đã giúp bạn có đầy đủ thông tin về vấn đề tiếp xúc với người xạ trị có sao không. Trong quá trình điều trị, người bệnh và gia đình hãy tuân thủ hướng dẫn của bác sĩ để đảm bảo an toàn cho sức khỏe nhé!
Xem thêm: Bệnh nhân xạ trị có cần cách ly không?
Link nội dung: https://mozart.edu.vn/nguoi-truyen-hoa-chat-co-phai-cach-ly-khong-a3109.html