Có nhiều biện pháp điều trị bệnh ung thư, một trong số đó là sử dụng tia X. Bằng liệu pháp này, bác sĩ sẽ dùng tia năng lượng cao chiếu vào cơ thể người bệnh nhằm tiêu diệt tế bào ung thư. Có khoảng 50 đến 70% người bệnh ung thư đang được điều trị bằng liệu pháp này. Bài viết dưới đây sẽ mang đến đầy đủ thông tin trả lời cho câu hỏi tiếp xúc với người xạ trị có sao không và cần lưu ý gì trong quá trình chăm sóc bệnh nhân sau xạ trị.
Giải đáp: Tiếp xúc với người xạ trị có sao không?
Khi dùng biện pháp xạ trị điều trị bệnh ung thư, bác sĩ sẽ dùng máy phát ra tia X hoặc tia gamma chiếu vào cơ quan có chứa tế bào ung thư để tiêu diệt chúng. Chẳng hạn như người bị ung thư phổi thì sẽ chiếu vào vùng ngực, ung thư dạ dày ruột thì chiếu vào phần bụng, ung thư não thì sẽ chiếu tia xạ vào đầu. Những tia này chỉ có khả năng làm tổn thương vùng bị chiếu vào và không ảnh hưởng đến người xung quanh. Do đó, bạn có thể yên tâm rằng không cần phải cách ly với người bệnh đang xạ trị.
Tuy nhiên, trong trường hợp người bệnh được chỉ định dùng đồng vị phóng xạ dưới dạng uống thì chất thải của người bệnh như nước tiểu, nước bọt, tuyến mồ hôi, phân có khả năng nhiễm phóng xạ. Do đó, bệnh nhân cần tránh tiếp xúc với những người xung quanh. Điển hình là người mắc ung thư tuyến giáp được chỉ định dùng thuốc iod 131 điều trị thì cần cách ly mọi người trong một khoảng thời gian sau xạ trị.
Vậy lúc này tiếp xúc với người xạ trị có sao không? Đáp án là có, người tiếp xúc có thể bị nhiễm xạ với các biểu hiện như viêm da mạn tính, mạch nhanh, rối loạn điều hòa thần kinh, dễ bị kích thích hoặc nghiêm trọng hơn là ung thư. Các phản ứng nhiễm xạ sẽ tùy thuộc vào mức độ nhiễm xạ.
Ngày nay, tiến bộ về y học kỹ thuật đã rút ngắn thời gian cách ly của người bệnh sau xạ trị. Mặc dù vậy, bệnh nhân vẫn cần cẩn thận, ở lại bệnh viện sau điều trị 24 giờ. Nguyên nhân là do bệnh viện có sẵn quy trình xử lý chất thải của bệnh nhân, đảm bảo không làm ảnh hưởng môi trường.
Thời gian tránh tiếp xúc trực tiếp với bệnh nhân sau xạ trị
Dưới đây là những lưu ý và thời gian mà người bệnh sử dụng chất đồng vị phóng xạ cần tránh tiếp xúc với người khác:
- Người nhà cần hạn chế tiếp xúc với bệnh nhân trong khoảng 48 giờ sau khi dùng thuốc.
- Phụ nữ trẻ chưa lập gia đình, thai phụ, người đang cho con bú không nên tiếp xúc với bệnh nhân trong 1 tháng để tránh ảnh hưởng đến sức khỏe sinh sản và con trẻ.
Đến nay, vẫn chưa có trường hợp nào được ghi nhận là sức khỏe bị ảnh hưởng sau khi tiếp xúc với bệnh nhân sau khi uống đồng vị phóng xạ. Tuy nhiên, nhằm tránh nguy cơ sức khỏe người xung quanh bị ảnh hưởng thì bác sĩ vẫn khuyến cáo người bệnh cần:
- Uống nhiều nước với mục đích loại bỏ đồng vị phóng xạ khỏi cơ thể.
- Hạn chế di chuyển đến nơi công cộng hoặc dùng phương tiện công cộng.
- Rửa tay bằng xà phòng, rửa bồn cầu vài lần sau mỗi lần đi toilet.
- Khoảng cách an toàn để duy trì với người khác là trên 1m.
- Dùng riêng bộ dụng cụ hàng ngày như khăn tắm, khăn lau mặt, chén bát, quần áo giặt riêng.
- Tránh hôn hay tiếp xúc thân mật, quan hệ tình dục.
Lưu ý khi chăm sóc người bệnh sau xạ trị
Bên cạnh thắc mắc tiếp xúc với người xạ trị có sao không thì việc chăm sóc bệnh nhân cũng là điều quan trọng. Nó ảnh hưởng đến quá trình hồi phục cơ thể và hiệu quả của việc điều trị bệnh. Phần da sau khi chiếu xạ cần được chăm sóc và vệ sinh sạch sẽ, hạn chế kích thích về vật lý hay hóa học. Bệnh nhân hãy ăn mặc rộng rãi, thoáng mát, tránh cọ sát khu vực chiếu xạ để tránh bị loét.
Trong tình huống xạ trị cục bộ cụ thể, điển hình là xạ trị thực quản thì người bệnh sau khi xạ trị cần ăn các thực phẩm mềm. Đối với người xạ trị trực tràng thì cần tìm cách để tránh tình trạng táo bón. Song song đó, bệnh nhân cần có chế độ dinh dưỡng đầy đủ các nhóm chất, nghỉ ngơi hợp lý nhằm tăng cường sức đề kháng, sức khỏe mau hồi phục, chuẩn bị tốt cho các đợt xạ trị tiếp theo.
Lưu ý cho bệnh nhân sau xạ trị
Khi điều trị ung thư bằng xạ trị, tia năng lượng cao chiếu vào vùng nhiễm bệnh làm tổn thương tế bào lành xung quanh. Bệnh nhân có thể gặp phải một số tác dụng phụ bao gồm:
- Đối với da: Phát ban, ngứa, khô da, nứt nẻ, phồng rộp, sẫm màu… sau khi xạ trị từ 3 đến 4 tuần. Nguyên nhân là tia X gây ảnh hưởng đến tế bào da. Người bệnh có thể dùng vitamin E hoặc dầu lô hội để cải thiện tình trạng này. Bạn không nên dùng nước hoa, chất khử mùi, thuốc bôi da chứa cồn hay bột phấn để tránh gây kích ứng.
- Đối với hệ tiêu hóa: Xạ trị vùng ngực hay bụng có thể gây viêm, phù nề dạ dày, thực quản, ruột khiến người bệnh buồn nôn và nôn, đau bụng, tiêu chảy. Bạn sẽ được chỉ định thuốc để hạn chế nôn hoặc truyền dịch tĩnh mạch nhằm ngăn chặn nguy cơ mất nước.
- Đối với não: Chức năng não bị tia xạ thay đổi làm giảm khả năng nhận thức, thích ứng kém với thời tiết lạnh, mất trí nhớ, giảm ham muốn tình dục. Một vài biểu hiện khác có thể gặp phải là thay đổi thị giác, loạng choạng hoặc buồn nôn.
Tia xạ chiếu vào vùng bụng gây ảnh hưởng niêm mạc ruột, cản trở cơ thể hấp thụ dưỡng chất, người bệnh buồn nôn, nôn ói, mất vị giác… dẫn đến ăn không ngon, việc ăn uống bị tác động tiêu cực. Vì thế, bệnh nhân cần bổ sung các chất cần thiết để cơ thể không bị suy kiệt, kết hợp tập luyện nhẹ nhàng nhằm tăng sức bền, thúc đẩy cơ thể khỏe mạnh, hỗ trợ quá trình đào thải độc tố từ đó nhanh chóng hồi phục.
Khi quyết định tiến hành chữa ung thư, bệnh nhân cần tuyệt đối nghe theo hướng dẫn của bác sĩ và tuân thủ phác đồ điều trị nhằm nhận được kết quả cao nhất. Việc chuẩn bị cho bản thân một sức khỏe tốt, chế độ dinh dưỡng và nghỉ ngơi tốt thì hiệu quả điều trị mới khả quan.
Xạ trị là biện pháp có khả năng hỗ trợ người bệnh điều trị ung thư nhưng cũng tiềm ẩn nhiều nguy cơ ảnh hưởng đến sức khỏe bệnh nhân và người xung quanh. Mong rằng những chia sẻ trên đã giúp bạn có đầy đủ thông tin về vấn đề tiếp xúc với người xạ trị có sao không. Trong quá trình điều trị, người bệnh và gia đình hãy tuân thủ hướng dẫn của bác sĩ để đảm bảo an toàn cho sức khỏe nhé!
Xem thêm: Bệnh nhân xạ trị có cần cách ly không?