Chương 3 - Phân tích sơ đồ khối
TRUNG TÂM DẠY NGHỀ CÔNG NGHỆ CAO BÁCH KHOA
Địa chỉ duy nhất: 78 Phố Vọng Hà Nội
http://hocnghetructuyen.vn
http://daynghebachkhoa.vn
http://vbk.vn
Hotline: 0936.327.789 - 04.6278.0670
__________________________________________________________________________
Chương 3 - Phân tích sơ đồ khối
(Lưu ý - Giáo trình này đã đăng ký bản quyền, vì vậy các hình thức sao chép, nhân bản hoặc in thành sách là vi phạm bản quyền tác giả)
hocnghetructuyen.vn
Bài 1 - Phân tích sơ đồ khối tổng quát của điện thoại di động
1- Sơ đồ khối tổng quát của điện thoại di động.Bạn đưa trỏ chuột vào để xem chú thích
Sơ đồ khối tổng quát của điện thoại di động
2 - Phân tích sơ đồ khối
Điện thoại di động được chia làm 4 phần chính là:
- Khối nguồn
- Khối điều khiển (khối vi xử lý - khối Logic)
- Khối thu phát
- Và một số mạch chức năng
Nhiệm vụ và chức năng của từng khối
- Chức năng của khối nguồn: Khối nguồn của điện thoại có ba nhiệm vụ chính như sau: - Chia nguồn V.BAT (nguồn Pin) ra thành nhiều mức điện áp khác nhau để cung cấp cho các phụ tải khác nhau. - Ổn định các điện áp cấp cho các phụ tải khi điện áp vào thay đổi - Điều khiển cấp nguồn cho phụ tải khi chúng hoạt động và tạm cắt nguồn khi chúng không hoạt động nhằm tiết kiệm Pin
- Chức năng của khối điều khiển: Khối điều khiển bao gồm các thành phần: CPU, Flash, SRAM, và bộ dao động OSC, khối điều khiển có chức năng như sau: - Điều khiển quá trình tắt mở nguồn - Điều khiển cấp nguồn cho các khối trên máy - Điều khiển quá trình thu phát tín hiệu, giữ liên lạc với tổng đài - Điều khiển hiển thị trên màn hình LCD - Điều khiển các mạch chức năng hoạt động như Bluetooth, Camera, FM v v... - Điều khiển SIM Card - Điều khiển mạch xạc, mạch rung, chuông, led => Hầu hết các hoạt động của máy đều do khối này điều khiển, bất kỳ sự trục trặc nào của khối điều khiển thì đều gây ra những hư hỏng nhất định cho máy. => Các thành phần của khối điều khiển giống như các thành phần của một chiếc máy vi tính thu nhỏ
- Chức năng của khối thu phát Khối thu phát có nhiệm vụ giữ liên lạc với tổng đài, thực hiện các công việc liên quan đến quá trình thu phát sóng, chúng có 2 kênh hoạt động song song đó là Kênh thu và Kênh phát. Kênh thu: Thực hiện thu tín hiệu từ tổng đài rồi cho qua một số quá trình xử lý như - Đổi tần để rời tần số thu xuống vùng tần số thấp - Tách sóng để lấy ra hai tín hiệu RXI và RXQ - Giải mã để tách ra tín hiệu thoại và các tín hiệu khác - Đổi DAC để lấy ra tín hiệu âm thanh cho ra loa Kênh phát: Thực hiện các công việc - Đổi âm thanh Analog sang Digital thông qua mạch ADC - Mã hoá tín hiệu thoại và tin nhắn thành các tín hiệu TXIP, TXIN, TXQP và TXQN - Điều chế các tín hiệu trên vào sóng cao tần - Khuếch đại tín hiệu cao tần lên công suất đủ mạnh rồi phát về tổng đài
- Chức năng của các mạch khác Mạch Rung - Chuông - Led (Vibra - Buzzur - Led) - Mạch Rung Chuông dùng để báo cho người sử dụng biết có tín hiệu cuộc gọi hoặc có tín hiệu tin nhắn, mạch này do một IC thực hiện khuếch đại các tín hiệu điều khiển từ vi xử lý rồi cấp cho mô tơ rung hoặc chuông. - Mạch Led có nhiệm vụ chiếu sáng màn hình và bàn phím khi máy hoạt động ở chế độ sử dụng. Mạch xạc - Mạch xạc có nhiệm vụ điều khiển dòng xạc vào Pin luôn được ổn định, tự động ngắt xạc khi pin đầy hoặc khi pin quá cạn Mạch quản lý SIM - Là mạch điều khiển cấp nguồn và trao đổi dữ liệu với SIM, cung cấp các dữ liệu về SIM cho khối điều khiển và cung cấp một bộ nhớ mở rộng nhỏ. Mạch FM Radio - Mạch FM Radio thực hiện thu sóng Radio ở băng FM rồi trộn tín hiệu vào đường âm thanh ra loa, mạch này chỉ có trên các máy có hỗ trợ FM Mạch Bluetooth - Mạch Bluetooth thực hiện điều chế và truyền nhận dữ liệu không dây qua tín hiệu sóng ngắn ở tần số 2400MHz, cự ly thu phát của mạch Bluetooth khoảng 10m bán kính, mạch này chỉ có trên các máy có hỗ trợ công nghệ Bluetooth. Mạch Camera - Mạch Camera gồm một chiếc Camera và một IC tiền xử lý tín hiệu trước khi tín hiệu thu từ Camera được đưa về CPU xử lý để hiển thị hoặc nạp vào bộ nhớ.
hocnghetructuyen.vn
Bài 2 - Phân tích sơ đồ khối máy Nokia 3310
Phân tích sơ đồ khối máy NOKIA 8210 (áp dụng cho tất cả các máy Nokia dòng DCT3)- Nokia 8210 là dòng máy DCT3 màn hình đen trắng, máy Nokia 8210 có nguyên lý cơ bản giúp cho chúng ta hiểu được đầy đủ về các thành phần cần có trên một chiếc điện thoại di động, do là dòng máy đời đầu nên các linh kiện không có tính "tích hợp", phân tích máy Nokia 8210 giúp bạn hiểu được điện thoại di động có những bộ phận gì.
- Lưu ý: Dòng DCT3 là bao gồm các máy màn hình đen trắng, trừ một số máy đời cuối như 1110, 1110i, 8910 ... thuộc về dòng DCT4
Sơ đồ khối máy Nokia 8210
- Khối nguồn Khối nguồn Nokia 8210 sử dụng một IC nguồn để quản lý các nguồn khởi động và nguồn thứ cấp Nguồn khởi động - Là nguồn xuất hiện khi ta bấm công tắc, chủ yếu cấp cho khối điều khiển hoạt động - VKĐ1 (áp khởi động số 1) là điện áp VCXO 2,8V điện áp này cấp cho bộ dao động OSC và IC RF - VKĐ2 (áp khởi động số 2) là điện áp VCORE 1,8V điện áp này là nguồn chính cấp cho CPU - VKĐ3 (áp khởi động số 3) là điện áp VBB 2,8V điện áp này cấp cho CPU và các IC nhớ Nguồn thứ cấp - Là nguồn tạo ra khi có sự điều khiển của CPU, các nguồn thứ cấp cung cấp cho các mạch của khối thu phát, bao gồm: - VRX cấp cho IC RF (cho kênh thu) - VTX cấp cho IC RF (cho kênh phát) - VSYN cấp cho IC RF (cho mạch đồng bộ và bộ dao động VCO) - VREF cấp cho IC RF - VCP cấp cho IC RF - VCOBA cấp cho IC Audio
- Khối điều khiển Khối điều khiển máy Nokia 8210 bao gồm các thành phần CPU, FLASH, SRAM, bộ dao động OSC CPU (vi xử lý) - Thực hiện xử lý và điều khiển hầu hết các hoạt động của máy. - Điều khiển khối nguồn như tắt mở nguồn và điều khiển cho ra các điện áp thứ cấp - Điều khiển khối thu phát để duy trì sự liên lạc với tổng đài và thực hiện thu phát sóng - Điều khiển màn hình LCD - Quản lý bộ nhớ Flash và SRAM - Điều khiến các chức năng rung chuông và chiếu sáng màn hình, bàn phím Bộ nhớ FLASH - Lưu các chương trình phần mềm điều khiển và phần mềm ứng dụng để cung cấp cho CPU xử lý, vai trò của bộ nhớ FLASH tương tự như vai trò của đĩa cứng trên máy tính, dữ liệu trong FLASH không bị mất khi ta tắt nguồn, khi máy hoạt động CPU sẽ tải các phần mềm cần thiết sang SRAM để sử dụng. Bộ nhớ SRAM - Lưu tạm phần mềm và các chương trình đang hoạt động để cung cấp trực tiếp cho quá trình xử lý của CPU, vai trò của SRAm giống như thanh RAM trên máy tính, dữ liệu trong SRAM sẽ bị xoá khi máy tắt nguồn. Bộ dao động OSC - Tạo xung Clock cho CPU và các IC xử lý tín hiệu số nhằm đồng bộ về dữ liệu cho các thành phần trong máy, nếu mất xung Clock thì CPU không hoạt động được.
- Khối thu phát Khối thu phát trên máy Nokia 8210 bao gồm kênh thu và kênh phát Các thành phần của khối thu phát bao gồm: Kênh thu : - Chuyển mạch Anten (Ant SW) - có chức năng chuyển mạch giữa chế độ thu với chế độ phát, chuyển mạch giữa băng 900MHz và băng 1800MHz - Bộ lọc thu (RX Filter) - có chức năng lọc bỏ can nhiễu, chỉ cho tín hiệu cần thu nằm trong giải tần 935MHz đến 960MHz đi qua - Khuếch đại cao tần (RF Amply) - là mạch khuếch đại nhằm nâng biên độ tín hiệu thu - Bộ ghép hỗ cảm - tách tín hiệu RX ra làm hai đường trước khi đưa vào IC RF - Mạch trộng tần (trong IC RF) - thực hiện đổi tần để lấy ra tín hiệu trung tần (IF) trước khi tách sóng - Bộ dao động VCO - cung cấp dao động cho mạch đổi tần ở chế độ thu và cho mạch điều chế cao tần ở chế độ phát. - Mạch khuếch đại trung tần (trong IC RF) - khuếch đại để nâng biên độ của tín hiệu IF - Mạch tách sóng điều pha (trong IC RF) - thực hiện tách sóng để lấy ra các tín hiệu điều chế vuông góc RXI và RXQ - IC Audio - thực hiện giải mã để tách tín hiệu thoại ra khỏi các tín hiệu điều khiển và tin nhắn, sau đó đổi tín hiệu thoại từ dạng số sang tín hiệu âm thanh rồi cho ra. Kênh phát : - IC Audio - có các mạch ADC để đổi tín hiệu âm thanh sang tín hiệu số và mạch mã hoá để mã hoá tín hiệu thoại và các tín hiệu khác thành 4 tín hiệu TXIP, TXIN, TXQP và TXQN - Mạch điều chế cao tần (trong IC RF) - điều chế các tín hiệu trên vào sóng cao tần do mạch dao động VCO tạo ra tạo thành tín hiệu phát TX - Bộ ghép hỗ cảm - tổng hợp 2 đường tín hiệu TX thành 1 đường - Bộ lọc phát - loại bỏ các tín hiệu nhiễu chỉ cho các tần số trong phạm vi 890Mhz đến 915MHz đi qua - Mạch tiến khuếch đại - khuếch đại tín hiệu trước khi đưa vào IC công suất - IC công suất (P.A) - khuếch đại tín hiệu phát lên công suất đủ mạnh trước khi đưa qua chuyển mạch Anten phát ra ngoài - Cảm ứng phát (cuộn dây) - trích một phần tín hiệu phát cho hồi tiếp về IC RF nhằm ổn định công suất phát sóng
- Các mạch khác Mạch xạc (Charging) - điều khiển dòng xạc vào pin được ổn định, tự động ngắt xạc khi pin đầy hoặc khi pin quá cạn Mạch Rung - Chuông - Led - gồm 1 IC khuếch đại các tín hiệu điều khiển từ CPU rồi cung cấp điện áp cho Mô tơ rung, cung cấp tín hiệu cho Chuông và điện áp cho các đèn Led chiếu sáng màn hình và bàn phím.
hocnghetructuyen.vn
Bài 3 - Phân tích sơ đồ khối máy Nokia 6610
Phân tích sơ đồ khối máy NOKIA 6610 / 7210 (dòng DCT4)- Máy Nokia 6610 thuộc dòng máy DCT4, đây là dòng máy màn hình mầu nhưng không chạy hệ điều hành, máy tương đối phổ biến do những tính năng dễ sử dụng và có độ bền cao, giá thành hợp lý. Bạn đưa trỏ chuột vào sơ đồ để xem chú thích
Sơ đồ khối máy Nokia 6610 dòng DCT4
- Khối nguồn : Khối nguồn của Nokia 6610 sử dụng một IC quản lý nguồn trong đó có tích hợp nhiều thành phần như : - Tích hợp mạch xạc (Charging) - Tích hợp mạch Rung - Chuông (Vibra - Buzzer) - Tích hợp mạch xử lý Audio Nhiệm vụ của khối nguồn là quản lý các điện áp khởi động và điện áp thứ cấp Điện áp khởi động: (là điện áp cấp cho khối điều khiển - xuất hiện khi ta bấm công tắc) bao gồm: - VR3 (điện áp khởi động số 1) cấp cho Bộ dao động OSC để tạo xung Clock - VCORE ( điện áp khởi động số 2) là nguồn chính cấp cho CPU - VIO (điện áp khởi động số 3) là nguồn chính cấp cho Memory và là nguồn phụ cấp cho CPU Điện áp thứ cấp: (là điện áp xuất hiện khi có sự điều khiển của vi xử lý, điện áp này cấp cho khối thu phát) bao gồm các điện áp VR1, VR2, VR4, VR5, VR6 cấp cho IC RF và VR7 cấp cho mạch dao động VCO
- Khối điều khiển : Khối điều khiển thực hiện điều khiển hầu hết các hoạt động của máy, thành phần của khối điều khiển bao gồm các linh kiện : - CPU (vi xử lý) thực thi các mã lệnh của phần mềm rồi đưa ra các tín hiệu điều khiển, điều khiển các hoạt động của máy, nếu hỏng CPU thì máy không lên nguồn hoặc mất một số chức năng của máy. - IC nhớ Flash - Lưu trữ phần mềm điều khiển và phần mềm ứng dụng, phần mềm điều khiển là các file điều khiển sự hoạt động của máy, phần mềm ứng dụng là các chương trình nghe nhạc, xem phim, hình ảnh, nhạc chuông, video, game..., khi tắt nguồn, dữ liệu trong Flash vẫn tồn tại, nếu hỏng bộ nhớ Flash thì CPU không có phần mềm để xử lý, vì vậy nó không đưa ra một lệnh nào cả và máy không lên nguồn. - IC nhớ SRAM - Lưu tạm các chương trình phần mềm đang chạy để phục vụ trực tiếp cho CPU xử lý, khi tắt nguồn, dữ liệu trong SRAM bị xoá, nếu hỏng SRAM thì CPU không có phần mềm để xử lý và máy không lên nguồn. - Bộ dao động OSC - Bộ dao động OSC có nhiệm vụ tạo xung Clock cung cấp cho CPU hoạt động và đồng bộ dữ liệu của toàn bộ máy, nếu mất xung Clock thì CPU không hoạt động được, trên các máy Nokia thì mạch OSC tạo ra 26MHz sau đó đi qua IC RF chia tần để lấy ra 13MHz trước khi cấp cho CPU. - Bàn phím - Giúp người sử dụng điều khiển các hoạt động của máy - Màn hình LCD - hiển thị các giao diện để giao tiếp với người sử dụng.
- Khối thu phát : Khối thu phát của máy Nokia 6610 bao gồm kênh thu và kênh phát, mạch Audio được tích hợp trong IC nguồn. Kênh thu : - Chuyển mạch Anten (Ant SW) - thực hiện chuyển mạch giữa các băng sóng GSM với DCS và chuyển mạch giữa chế độ thu với chế độ phát. - Mạch đổi tần (trong IC RF) - thực hiện đổi tần để rời tín hiệu thu RX về vùng tần số thấp hơn trước khi tách sóng. - Mạch tách sóng (trong IC RF) - thực hiện tách sóng điều pha để lấy ra các tín hiệu điều chế vuông góc RXI và RXQ - Mạch giải mã (thuộc mạch Audio - tích hợp trong IC nguồn) - thực hiện giải mã để tách tín hiệu thoại ra khỏi các tín hiệu khác. - Mạch đổi DAC (thuộc mạch Audio - tích hợp trong IC nguồn) - thực hiện đổi tín hiệu số sang tín hiệu Analog lấy ra tín hiệu âm thanh đưa ra loa. - IC Audio amply - khuếch đại âm thanh cho loa ngoài Kênh phát : - Mạch đổi ADC (thuộc mạch Audio - tích hợp trong IC nguồn) - thực hiện đổi tín hiệu âm tần Analog sang tín hiệu số - Mạch mã hoá (thuộc mạch Audio - tích hợp trong IC nguồn) - thực hiện mã hoá các tín hiệu âm thanh số, tín hiệu tin nhắn và tín hiệu điều khiển tạo thành các tín hiệu TXIP, TXIN, TXQP và TXQN cung cấp cho mạch điều chế phát - Mạch điều chế phát (trong IC RF) - thực hiện điều chế các tín hiệu sau khi mã hoá vào sóng cao tần do mạch dao động VCO tạo ra. - Bộ lọc phát (TX Filter) - lọc bỏ tín hiệu can nhiễu, cho tần số cần phát đi qua - IC khuếch đại công suất phát (P.A) - khuếch đại tín hiệu phát lên công suất đủ mạnh để có thể phát sóng về tới các trạm BTS rồi truyền về tổng đài.
-
Vỉ máy NOKIA 6610
hocnghetructuyen.vn
Bài 4 - Phân tích sơ đồ khối máy Nokia 3100 / 3120
Phân tích sơ đồ khối máy NOKIA 3100 / 3120 / 6100 (dòng DCT4)- Máy Nokia 3100 thuộc dòng máy DCT4, đây là dòng máy màn hình mầu nhưng không chạy hệ điều hành, máy tương đối phổ biến do những tính năng dễ sử dụng và có độ bền cao, giá thành hợp lý.
Bạn đưa trỏ chuột vào sơ đồ để xem chú thích
Sơ đồ khối máy Nokia 3100 dòng DCT4
- Khối nguồn : Khối nguồn của Nokia 3100 sử dụng một IC quản lý nguồn trong đó có tích hợp nhiều thành phần như : - Tích hợp mạch xạc (Charging) - Tích hợp mạch Rung - Chuông (Vibra - Buzzer) - Tích hợp mạch xử lý Audio Nhiệm vụ của khối nguồn là quản lý các điện áp khởi động và điện áp thứ cấp Điện áp khởi động: (là điện áp cấp cho khối điều khiển - xuất hiện khi ta bấm công tắc) bao gồm: - VR3 (điện áp khởi động số 1) cấp cho mạch dao động OSC để tạo xung Clock, mạch dao động OSC được tích hợp trong IC RF - VCORE ( điện áp khởi động số 2) là nguồn chính cấp cho CPU - VIO (điện áp khởi động số 3) là nguồn chính cấp cho Memory và là nguồn phụ cấp cho CPU Điện áp thứ cấp: (là điện áp xuất hiện khi có sự điều khiển của vi xử lý, điện áp này cấp cho khối thu phát) bao gồm các điện áp VR1, VR2, VR4, VR5, VR6 cấp cho IC RF và VR7 cấp cho mạch dao động VCO
- Khối điều khiển : Khối điều khiển thực hiện điều khiển hầu hết các hoạt động của máy, thành phần của khối điều khiển bao gồm các linh kiện : - CPU (vi xử lý) thực thi các mã lệnh của phần mềm rồi đưa ra các tín hiệu điều khiển, điều khiển các hoạt động của máy, nếu hỏng CPU thì máy không lên nguồn hoặc mất một số chức năng của máy. - IC nhớ Flash - Lưu trữ phần mềm điều khiển và phần mềm ứng dụng, phần mềm điều khiển là các file điều khiển sự hoạt động của máy, phần mềm ứng dụng là các chương trình nghe nhạc, xem phim, hình ảnh, nhạc chuông, video, game..., khi tắt nguồn, dữ liệu trong Flash vẫn tồn tại, nếu hỏng bộ nhớ Flash thì CPU không có phần mềm để xử lý, vì vậy nó không đưa ra một lệnh nào cả và máy không lên nguồn. - IC nhớ SRAM - Lưu tạm các chương trình phần mềm đang chạy để phục vụ trực tiếp cho CPU xử lý, khi tắt nguồn, dữ liệu trong SRAM bị xoá, nếu hỏng SRAM thì CPU không có phần mềm để xử lý và máy không lên nguồn. - Mạch dao động OSC - Mạch dao động OSC được tích hợp trong IC RF có nhiệm vụ tạo xung Clock cung cấp cho CPU hoạt động và đồng bộ dữ liệu của toàn bộ máy, nếu mất xung Clock thì CPU không hoạt động được, trên các máy Nokia thì mạch OSC tạo ra 26MHz sau đó được chia tần để lấy ra 13MHz trước khi cấp cho CPU. - Bàn phím - Giúp người sử dụng điều khiển các hoạt động của máy - Màn hình LCD - hiển thị các giao diện để giao tiếp với người sử dụng.
- Khối thu phát : Khối thu phát của máy Nokia 3100 bao gồm kênh thu và kênh phát, một số mạch được tích hợp trong IC nguồn. Kênh thu : - Chuyển mạch Anten (Ant SW) - thực hiện chuyển mạch giữa các băng sóng GSM với DCS và chuyển mạch giữa chế độ thu với chế độ phát. - Bộ lọc thu (RX Filter) - Lọc bỏ các tín hiệu can nhiễu, chỉ cho tần số cần thu đi qua - Mạch đổi tần (trong IC RF) - thực hiện đổi tần để rời tín hiệu thu RX về vùng tần số thấp hơn trước khi tách sóng. - Mạch tách sóng (trong IC RF) - thực hiện tách sóng điều pha để lấy ra các tín hiệu điều chế vuông góc RXI và RXQ - Mạch giải mã (thuộc mạch Audio - tích hợp trong IC nguồn) - thực hiện giải mã để tách tín hiệu thoại ra khỏi các tín hiệu khác. - Mạch đổi DAC (thuộc mạch Audio - tích hợp trong IC nguồn) - thực hiện đổi tín hiệu số sang tín hiệu Analog lấy ra tín hiệu âm thanh đưa ra loa. - IC Audio amply - khuếch đại âm thanh cho loa ngoài Kênh phát : - Mạch đổi ADC (thuộc mạch Audio - tích hợp trong IC nguồn) - thực hiện đổi tín hiệu âm tần Analog sang tín hiệu số - Mạch mã hoá (thuộc mạch Audio - tích hợp trong IC nguồn) - thực hiện mã hoá các tín hiệu âm thanh số, tín hiệu tin nhắn và tín hiệu điều khiển tạo thành các tín hiệu TXIP, TXIN, TXQP và TXQN cung cấp cho mạch điều chế phát - Mạch điều chế phát (trong IC RF) - thực hiện điều chế các tín hiệu sau khi mã hoá vào sóng cao tần do mạch dao động VCO tạo ra. - Bộ lọc phát (TX Filter) - lọc bỏ tín hiệu can nhiễu, cho tần số cần phát đi qua - IC khuếch đại công suất phát (P.A) - khuếch đại tín hiệu phát lên công suất đủ mạnh để có thể phát sóng về tới các trạm BTS rồi truyền về tổng đài. - Cuộn cảm ứng - trích lấy một phần tín hiệu phát hồi tiếp về IC RF nhằm ổn định công suất phát sóng
Vỉ máy NOKIA 3100
Câu hỏi và trả lời
- Bạn cho biết những điểm khác nhau cơ bản giữa hai dòng máy DCT3 và DCT4 của Nokia Trả lời : Giữa hai dòng máy DCT3 và DCT4 có những điểm khác nhau cơ bản sau đây : - Dòng máy DCT3 sử dụng màn hình đen trắng còn dòng máy DCT4 sử dụng màn hình mầu (trừ một số model) - Dòng DCT3 có các mạch xử lý Audio sử dụng một IC riêng còn dòng DCT4 và các dòng máy sau đó mạch Audio được tích hợp vào trong IC nguồn. - Mạch Rung Chuông Led trong các máy DCT3 sử dụng một IC riêng nhưng trong các máy DCT4 mạch Rung Chuông được tích hợp trong IC nguồn, chỉ có mạch Led là bố trí riêng. - Mạch xạc của các máy dòng DCT sử dụng IC xạc, còn mạch xạc của các máy dòng DCT4 cũng được tích hợp trong IC nguồn. - Với dòng DCT3 từ chuyển mạch Anten đến IC RF có đầy đủ các linh kiện như mạch lọc, mạch ghép hỗ cảm, mạch khuếch đại. Nhưng trên các máy DCT4 thì chỉ còn mạch lọc. - Dòng DCT3 chỉ tập trung vào chức năng nghe gọi nhưng dòng DCT4 có nhiều model đã tích hợp mạch FM ra dio, Camera chụp ảnh, nhạc chuông đa âm sắc.
hocnghetructuyen.vn
Bài 5 - Chức năng & hình ảnh các linh kiện
Giải đáp những câu hỏi về các khối và linh kiện của điện thoại di động-
Câu hỏi 1 - Trên điện thoại di động có những khối gì?, vì sao các mạch FM hay Bluetooth không phải là một khối ? Trả lời : - Các mạch FM hay Bluetooth không phải là một khối vì một số dòng điện thoại không có các mạch đó những vẫn hoạt động nghe gọi được bình thường, vì vậy các mạch FM hay Bluetooth chỉ được coi là các mạch chức năng làm cho điện thoại có nhiều chức năng hơn mà thôi. - Các khối trên như khối nguồn, khối điều khiển hay khối thu phát đều không thể thiếu được trong một chiếc điện thoại. - Giả thiết không có khối nguồn thì điện thoại sẽ không kiểm soát được dòng tiêu thụ của máy và hệ quả là pin chỉ sử dụng được khoảng 1/2 ngày, mục đích chính của khối nguồn là kiểm soát được dòng tiêu thụ của máy nhằm tăng thời gian sử dụng pin. - Nếu điện thoại không có khối điều khiển thì chẳng khác nào một chiếc máy tính không có con Chíp và thanh RAM, vì vậy nó sẽ không hoạt động gì cả. - Nếu không có khối thu phát thì chiếc điện thoại trở thành chiếc máy nghe nhạc hay chiếc máy chụp ảnh chứ không còn là chiếc điện thoại nữa.
-
Câu hỏi 2 - Trên điện thoại thường có những IC gì và chức năng của các IC đó là gì ? Trả lời : Trên điện thoại thường có các IC sau :
Ký hiệu Tên IC Chức năng 1 - UEM (Power IC) (khối nguồn) -
Câu hỏi 3 - Làm sao để nhận biết được các linh kiện trên máy Trả lời : Bạn dựa vào hình dáng thực tế của các linh kiện như sau :
Ký hiệu Tên IC Hình dáng thực tế 1 - UEM (Power IC) IC nguồn 2 - CPU IC vi xử lý 3 - FLASH IC nhớ truy cập nhanh 4 - SRAM IC nhớ truy cập ngẫu nhiên 5 - RF IC xử lý tín hiệu cao tần 6 - AUDIO IC mã âm tần 7 - P.A IC khuếch đại công suất phát 8 - VIBRA-BUZER Rung-Chuông Mô tơ rung Chuông 9 - CAMERA Camera 10 - Ant SW Chuyển mạch Anten 11 - OSC Bộ dao động OSC 12 - VCO Bộ da động VCO