Từ ngữ địa phương ở nước ta vô cùng phong phú và đa dạng. Trong đó, “Trốc tru là gì? Khu mấn là gì?” là một trong những từ ngữ địa phương được tìm kiếm và gây nhầm lẫn nhiều nhất với những người miền Nam và miền Bắc. Để giải mã những từ ngữ độc lạ này, cùng Seoul Academy theo dõi ngay bài viết dưới đây.
Trốc tru là gì?
Trốc tru dịch đúng theo từ địa phương sẽ có nghĩa là đầu trâu. Trong đó “trốc” là “đầu”, còn “tru” là “trâu”. Tuy nhiên đầu trâu ở đây chính là chỉ những người lì lợm, bướng bỉnh, khó để chỉ dạy, không phải từ đầu trâu như nghĩa đen. Cần lưu ý, trốc tru mang ý vui tươi, trêu đùa hơn là sự nghiêm túc trách móc. Chính vì vậy nên từ trốc tru thường dùng để nói về trẻ em, mắng vui những đứa trẻ nghịch ngợm.
Từ phổ thông đồng nghĩa với trốc tru có thể kể đến như lì như trâu, ngu như trâu, nước đổ đầu vịt…
Trốc tru có nguồn gốc từ đâu?
Nguồn gốc trốc tru là gì, từ đâu cũng là điều mà nhiều người thắc mắc. Theo đó đây là từ lóng địa phương của người dân các tỉnh Nghệ An, Hà Tĩnh và lân cận. Vùng này người dẫn sử dụng từ trốc tru vô cùng nhiều. Do đó ở các tỉnh miền Nam, miền Bắc nếu nghe lần đầu sẽ khá khó khăn để hiểu được nghĩa. Mọi người chỉ cần biết trốc tru không hề mang ý quá xấu là được.
Một vài mẫu câu nói với từ trốc tru
Trốc tru được người dân miền Trung dùng rất nhiều trong cuộc sống nhưng phần lớn đều là ý trêu đùa, trách vui. Để hiểu hơn trốc tru là gì mọi người có thể tham khảo qua các mẫu câu với từ trốc tru như sau:
“Hắn là cái thằng trấn tru!” (Hắn là cái thằng lì lợm)
“Cái thằng trấn tru mi mần cái chi rứa!” (Cái thằng lì lợm mày đang lang cái gì đó)
“Con bé trấn trú ni, có mãi cái ni mà nói mi không chịu nghe!” (Con bé lì lợm này, có mỗi cái này mà nói không chịu nghe)
“Bọn trất tru ni sao mà phá thế!” (Bọn lì lợm này sao mà phá thế)
“Chớ răng mi trốc tru rứa hè. Từng mà nỏ biết!” (Chứ sao mày lì lợm vậy hả, cái này mà không biết)
“Cái thằng trất tru ni, Răng con nỏ nghe lời mệ?” (Cái thằng lì lượm này, sao
Khu mấn là gì?
Khu mấn hiểu một cách đơn giản chính là từ dùng để tỏ thái độ không vừa ý, không thích một vấn đề nào đó. Từ này không có một ý nghĩa cụ thể mà tuỳ từng trường hợp sẽ được hiểu theo các ý khác nhau.
Nguồn gốc từ khu mấn
Khu mấn cũng là một từ địa phương phổ biến ở Nghệ An, Hà Tĩnh. Từ này có nguồn gốc từ rất lâu về trước trong khoảng những năm 60, 70 của thế kỷ XX. Khu có nghĩa là mông, mấn có nghĩa là váy. Khu mấn thời bấy giờ để nói để phần mông váy bị lấm bẩn. Thường phụ nữ thời bấy giờ thường mặc váy nên khi làm đồng, làm việc hay khi ngồi tám chuyện vùng mông váy rất dễ bị dính bẩn. Do đó từ khu mấn được dùng để chỉ vùng này.
Về sau khu mấn mang ý chê nhiều hơn, dùng để chỉ những sự việc không vừa ý, bài tỏ thái độ không thích.
Một vài mẫu câu nói với từ khu mấn
Để hiểu rõ hơn trốc tru là gì, khu mấn là gì mọi người có thể tham khảo một vài mẫu câu thoại thường gặp trong đời sống dưới đây:
Ví dụ 1:
- A: “Nhà cậu thật là đẹp, chắc giàu lắm nhỉ?”
- B: “Có cái khu mấn ý!” (Ý nói không có giàu)
Ví dụ 2:
- A: “Răng mà da cậu đẹp thế!”
- B: “Có cái khu mấn, mụn đầy ra này mi!” (Đẹp đâu là đẹp, mụn đầy nè mày)
Ví dụ 3:
- A: “Thằng em mi nhìn dễ thương thế!”
- B: “Như cái khu mấn, thằng trốc tru ni khó bảo lắm!” (Dễ thương cái gì, thằng lì lợm này khó bảo lắm).
Ví dụ 4:
- A: “Này mi thấy cái ni có hợp với tao không?” (Này, mày thấy cái này có hợp với tao không)
- B: “Có cái khu mấn í, chẳng đẹp mô!” (Hợp mới lạ ý, không đẹp đâu)
Lưu ý khi dùng từ trốc tru và khu mấn
Với giải đáp trên hẳn mọi người cũng đã biết được trốc tru là gì, khu mấn là thế nào. Với người dân miền Trung hẳn đã quen với hai từ này. Tuy nhiên nếu là người miền khác nếu muốn dùng để nói chuyện, trò chuyện gần gũi hơn thì cần phải đặc biệt chú ý một vài điều sau:
- Trốc tru chỉ dùng trong trường hợp người lớn nói chuyện với người nhỏ. Chẳng hạn như khi cha mẹ nói với con, ông bà nói với cháu, chị nói với em, anh nói với em… Nếu vai vế thấp khi nói với người lớn tuổi hơn tránh dùng từ này sẽ bị đánh giá hỗn hảo, thiếu tôn trọng.
- Chỉ dùng trốc tru trong trường hợp thật sự cần thiết nếu không vẫn có khá nhiều từ khác đồng nghĩa nhưng nhẹ nhàng hơn mà mọi người có thể dùng.
- Khu mấn sử dụng trong trường hợp những người cùng độ tuổi, cùng vai vế nói chuyện với nhau sẽ phù hợp hơn. Nếu là người vai vế thấp nói với cha mẹ, anh chị, cô bác cũng không nên dùng từ này.
- Mọi người chỉ nên dùng từ trốc tru, khu mấn khi trò chuyện cùng người miền Trung vùng Nghệ An, Hà Tĩnh. Nói chuyện với những người miền khác nên dùng từ địa phương sẽ dễ hiểu hơn.
Giải mã một số từ ngữ địa phương miền Trung phổ biến
Bên cạnh việc đi tìm đáp án trốc tru là gì hay khu mấn là gì, bạn có thể “bỏ túi” những từ ngữ địa phương miền Trung phổ biến để việc giao tiếp với người miền Trung hay từ ngữ địa phương không còn là cản trở.
Ngoài ra, nếu muốn kết bạn với người miền Trung thân thường, dễ mến thì bạn cần tham khảo hết phần giải mã từ ngữ địa phương tại miền Trung dưới đây:
Từ ngữ địa phương Ý nghĩa, hàm ý Răng Sao Rứa Thế Mô Đâu Tê Kia Tề Kìa Hè Nhỉ Chộ Thấy O Cô Nớ Đó Chi Gì Ả Chị, cô Cẳng Chân Đọi Cái chén, cái bát Dới Dưới Gấy Gái Cươi Cái sân Ngẩn Ngốc Nác Nước Choa Chúng tôi, ta Mi Mày Rầy La mắng Chạc Dây Mần Làm Nhởi Chơi Ngái Xa Nỏ Không Bọ Bố Nhít Nhất Roọng Ruộng Cấy Cái Tau Tao Cắm Cắn Cảy Sưng Túi Tối Lặt Nhặt Quăng Ném, vứt đi Vứt Đem bỏ đi Khun Khôn Trửa Giữa Su Sâu Mắc Bận Lả Lửa Soong Nồi Mệ Bà Nạm Nắm Bứt Bẻ, ngắt Đắc Dắt đi Cại Cãi Ló Lúa Dọc, Nhọc Mjeet Cơn Cây Ngá Ngứa Đọt Ngọn Sèm Thèm Rú Rừng Mọi Muỗi Náng Nướng Con trùn Con giun Con ròi Con ruồi Đau rọt Đau lòng Trốc cúi Đầu gối Mần Răng Làm sao Mần đại Làm vội, làm bừa Đập chắc Đánh nhau Chin tay Chân tay Mần cấy đạ Làm cái đã Con troi Co giòi Két đui/ Ghét đui Rất ghét, ghét không muốn nhìn mặtMột vài ví dụ minh hoạ để dễ hiểu hơn như:
- “Mi đang làm cái chi rứa?” tức là “Mày đang làm cái gì vậy?”
- “Có chi mô mồ” tức là “Có gì đâu nào”
- “Ăn rồi không biết mần cái chi hết, nhác như lợn” tức là “Ăn rồi không biết làm cái gì hết, làm biếng như lợn”.
- “Gọi mệ với bọ mi xuống ăn cơm” tức là “Gọi bà với bố mày xuống ăn cơm”.
Một số câu “hắc não” thú vị với tiếng Nghệ An
Độ khó của từ ngữ miền Trung, đặc biệt là Nghệ An dễ khiến các bạn bị rối và nhầm lẫn, khó hiểu. Nhưng ở trên chỉ là những từ ngữ phổ biến và ví dụ cơ bản nhất. Nếu muốn tăng cấp độ khó hơn, hãy theo dõi một số câu “hắc não” dưới đây:
- “Thằng nớ mần cái chi mà lâu rứa hè? Ngồi đây nãy chừ đợi cả tiếng mà khung chộ hắn ra… Chừ enh tao kêu về mần chi rồi, mai tao đến nhởi, chừ tao về đạ.
Có nghĩa là: “Thằng kia làm cái gì mà lâu vậy? Ngồi đây nãy giờ đợi cả tiếng mà không thấy nó ra. Giờ anh tao kêu về làm gì đó rồi, mai tao đến chơi nha, bây giờ tao về đã”.
- “Cun bây khung lo mần việc chi hết, lo lên mạng xã hội nói chi rứa bay. Tau ngồi mần nãy chừ, chừ đứng dậy hắn đau hai trục cúi”.
Có nghĩa là: “Tụi bây không lo làm việc gì hết, lo lên mạng xã hội nói gì thế. Tao ngồi làm từ nãy đến giờ, giờ đứng dậy bị đau hai cái đầu gối”.
- Mọi ngay choa đi học về bị bọn nớ hấn chận lại rì bắt lội xuống nác hát 1 bài chi đó rì hấn mì cho về. Còn bọn cùn trai tội khiếp, toàn bị chận hắn lại đập 1 trận nựa”.
Có nghĩa là: “Mỗi ngày bọn tao đi học về đều bị bọn kia chặn lại rồi bắt lội xuống nước hát 1 bài gì đó rồi nó mới cho về. Còn bọn con trai tội nghiệp lắm, toàn bị nó chặn lại đánh 1 trận nữa”.
- “To trốc rồi mà hấn khung biết một cấy chì chi trơn. Khổ ra rứa nở”.
Có nghĩa là: “To đầu rồi mà nó không biết một cái gì hết trơn. Khổ vậy đấy”.
- “Bựa qua tau đi ra tới trửa cươi bấp một cấy cục đá rồi hấn bị bổ trợt trúc cúi nốt nị”.
Có nghĩa là: “Hôm qua tao đi ra tới giữa sân thì bị bấp một cục đá rồi ngã trầy đầu gối”.
Từ ngữ địa phương ở nước ta được xem là kho báu giúp văn chương và giao tiếp thêm phong phú, thú vị hơn. Thông qua bài viết trên của Seoul Academy, chắc hẳn các bạn đã có câu trả lời trốc tru là gì, khu mấn là gì cũng như một số từ ngữ địa phương miền Trung phổ biến nhất. Từ đó giúp các bạn tự tin trong giao tiếp hơn, đặc biệt là giao tiếp, nói chuyện với người miền Trung.