Trung tâm điều hành an ninh mạng SOC (Security Operation Center) hay Security operation center không còn là một khái niệm quá xa lạ đối với thời đại công nghệ hiện đại 4.0 hiện nay. Có trách nhiệm giám sát, theo dõi và xử lý về mức độ an toàn của hệ thống thông tin tổ chức trên không gian mạng. Trong bài viết này, chúng ta sẽ tìm hiểu sâu hơn về điểm nổi bật cũng như vai trò của trung tâm an ninh mạng SOC.
SOC là gì?
SOC (Security operation center) là tổ chức chuyên xử lý những vấn đề an ninh mạng tập trung. Trong trung tâm điều hành này sẽ có những chuyên gia tiến hành đánh giá, giám sát và xử lý toàn bộ các vấn đề liên quan đến an ninh mạng của hệ thống.
Giải pháp trung tâm điều hành an ninh mạng SOC (Security Operation Center) là hệ thống cần thiết, hỗ trợ tích cực cho các DN, tổ chức, đơn vị giám sát và nâng cao trạng thái an ninh cho toàn bộ hệ thống mạng nghiệp vụ. Sẵn sàng phản ứng với tất cả các sự cố có thể xảy ra.
Ưu điểm của trung tâm điều hành an ninh mạng SOC (Security Operation Center)
Mục tiêu của SOC là bảo vệ tài sản doanh nghiệp, bao gồm tài sản trí tuệ, dữ liệu nhân sự, hệ thống kinh doanh và tính toàn vẹn thương hiệu. Để đạt được mục tiêu này, SOC cần thực hiện chiến lược an ninh mạng tổng thể của doanh nghiệp. Nhằm theo dõi, đánh giá, phòng thủ trước các cuộc tấn công mạng. Theo đó, một trung tâm an ninh mang SOC sẽ mang những đặc điểm như:
- Về con người: Một trong những yếu tố quan trọng nhất của một SOC. Security operation center sẽ là nơi tập hợp của những chuyên gia có kinh nghiệm dày dặn trong việc giám sát, phân tích tình hình và xử lý những sự cố trong lĩnh vực an ninh an toàn thông tin trên mạng.
- Về công nghệ: SOC hoạt động một cách chủ động nhằm bảo vệ an ninh hệ thống trong một giao diện quản lý tập trung duy nhất. Hệ thống này sẽ tiến hành rà quét định kỳ và tự động kiểm tra an ninh toàn bộ hệ thống. Báo cáo và xử lý các lỗ hổng nếu có, xếp hạng mức độ bất thường ở từng nút mạng và thiết bị, đánh giá mức độ nghiêm trọng của các mối đe dọa.
- Về quy trình: Quy trình hoạt động, báo cáo cũng như điều tra và xử lý sự cố đều được đảm bảo là tuân thủ theo chính sách an ninh theo tiêu chuẩn quốc tế ISO 27035:2009 và ISO 27001.
Các tính năng của trung tâm điều hành an ninh mạng SOC
Tùy thuộc vào từng quy mô của doanh nghiệp, mỗi team SOC sẽ có số lượng nhân sự khác nhau. Tuy nhiên, điều này không làm ảnh hưởng đến vai trò và nhiệm vụ của team điều hành. Theo đó, nhiệm vụ của team SOC là giám sát, nâng cao tình hình an ninh mạng bằng cách kịp thời phát hiện, phân tích và đưa ra phương án ứng phó với các sự cố bảo mật.
Ngoài ra, hệ thống trung tâm an ninh mạng SOC vẫn sẽ đảm bảo cung cấp được các dịch vụ như:
- Hỗ trợ xử lý sự cố Security Monitoring
- Dịch vụ giám sát Incident Response
- Săn tìm các mối đe dọa trên không gian mạng Threat Hunting
- Hệ thống thông tin mối đe dọa an ninh Threat Intelligence
Lưu ý khi đầu tư và thiết lập trung tâm điều hành an ninh mạng SOC (Security Operation Center)
Các doanh nghiệp nếu muốn đầu tư và thiết lập một hệ thống điều hành an ninh mạng một cách hiệu quả, cần phải lưu ý và chú trọng những vấn đề như sau.
- Luôn phải đặt ra một mục tiêu cụ thể và rõ ràng trước khi thiết lập Security operation center.
- Tiến hành rà soát và kiểm tra lại các thiết bị an ninh mạng, tiến hành bổ sung những công cụ bảo vệ cần thiết như IDS, Firewall hay Antivirus…
- Mở rộng đào tạo để nâng cao nhận thức của team SOC đối với các vấn đề an ninh mạng.
- Lập và hoàn thành quy trình chuẩn để phản ứng cũng như đối phó với các sự cố không may xảy ra. Đào tạo năng lực ứng biến có thể bảo đảm an toàn an ninh tối đa cho toàn bộ hệ thống.
Vào ngày 14/12/2017, Tập đoàn Công nghệ CMC chính thức khai trương Trung tâm Điều hành An ninh mạng CMC SOC. Như vậy, chúng tôi hoàn toàn có thể nắm bắt được nhiệm vụ hoàn chỉnh của một team SOC. Từ đó có thể hỗ trợ các doanh nghiệp thiết lập hệ thống SOC hoạt động hiệu quả. Nếu còn bất cứ thắc mắc nào về trung tâm điều hành an ninh mạng SOC (Security Operation Center), hãy để lại thông tin để được CMC hỗ trợ tư vấn.