Đầu tư tài chính với mong muốn tăng thu nhập, tăng nguồn vốn hoạt động kinh doanh là nhu cầu thực tế của nhiều tổ chức, cá nhân. Mặc dù cơ hội đầu tư đa dạng nhưng với số vốn có hạn, thị trường lại biến động liên tục nên mọi quyết định đầu tư đều cần các chuyên viên tư vấn tài chính là quân sư hướng dẫn. Để hiểu rõ hơn về vị trí chuyên viên tài chính đặc thù này, mời bạn đọc theo dõi bài viết của Ms. Uptalent. MỤC LỤC: 1. Chuyên viên tư vấn tài chính là gì? 2. Công việc chính của chuyên viên tư vấn tài chính 3. Kỹ năng hỗ trợ đắc lực chuyên viên tư vấn tài chính 4. Thu nhập của chuyên viên tư vấn tài chính như thế nào? Xem thêm >>>> Tìm việc làm Tư vấn tài chính
1. Chuyên viên tư vấn tài chính là gì?
Chuyên viên tài chính là người hỗ trợ và tư vấn cho khách hàng (doanh nghiệp, tổ chức, cá nhân) có nhu cầu đầu tư tìm kiếm lợi nhuận từ số tiền sẵn có. Vai trò chính của các chuyên viên tư vấn tài chính là giúp khách hàng lập kế hoạch đầu tư phù hợp, an toàn dòng tiền, hạn chế rủi ro, đồng thời với lượng kiến thức chuyên sâu về tài chính, chuyên viên còn giúp khách hàng giải quyết những vướng mắc, phát sinh liên quan đến tài chính trong quá trình đầu tư.
Môi trường làm việc của chuyên viên tư vấn tài chính rất đa dạng, có thể là chuyên viên tài chính độc lập, cũng có thể là nhân sự tư vấn tài chính trực thuộc doanh nghiệp hoặc tổ chức. Dựa theo ngành nghề chính mà chuyên viên có kiến thức chuyên sâu mà có thể chia chuyên viên tư vấn tài chính thành:
-
Chuyên viên tư vấn tài chính ngân hàng phụ trách tiếp nhận thông tin vay vốn và tư vấn những gói vay phù hợp với mức lãi suất thấp, tạo điều kiện cho khách hàng thanh toán nợ thuận lợi. Ngược lại với nhu cầu gửi tiền kiếm lời, chuyên viên tài chính ngân hàng sẽ tư vấn những gói tiền gửi tiết kiệm có lãi suất cao nhất, đáp ứng nhu cầu rút vốn gốc linh hoạt hoặc định kỳ cho khách hàng cá nhân/ doanh nghiệp.
-
Chuyên viên tư vấn tài chính bảo hiểm là những nhân sự sở hữu lượng kiến thức lớn về các gói dịch vụ bảo hiểm nhân thọ, bảo hiểm ô tô, xe máy… Khi khách hàng có nhu cầu mua bảo hiểm cho các dịch vụ, tài sản này, chuyên viên sẽ tư vấn để khách hàng có được sự lựa chọn tốt nhất cho nhu cầu bảo hiểm, cũng như sinh lời số vốn trong tương lai.
-
Chuyên viên tư vấn tài chính bất động sản là những chuyên viên hỗ trợ khách hàng tìm kiếm những khoản vay mua bất động sản phù hợp năng lực tài chính, giúp cho việc thanh toán chi trả ở hiện tại và tương lai không trở thành gánh nặng.
-
Chuyên viên tư vấn tài chính chứng khoán là những nhân sự làm việc tại các sàn chứng khoán, hay các tổ chức môi giới chứng khoán. Bằng khả năng phân tích và trực giác nhạy bén với thị trường, những mã chứng khoán có khả năng mang lại giá trị cao trong tương lai sẽ được tư vấn cho khách hàng. Chuyên viên tài chính cũng sẽ hỗ trợ làm thủ tục mua bán và theo dõi tài khoản đầu tư chứng khoán cho khách hàng.
2. Công việc chính của chuyên viên tư vấn tài chính
Nhiệm vụ một ngày của chuyên viên tư vấn tài chính sẽ bao gồm:
2.1. Thu thập thông tin tài chính của khách hàng
-
Thu thập thông tin đầy đủ, bao gồm thu nhập, chi tiêu, chi phí tiêu hao, lịch sử vay vốn, chi phí thuế, nhu cầu tài chính…
-
Xây dựng kế hoạch sử dụng tài chính phù hợp cho từng khách hàng
-
Chủ động kiểm tra tính xác thực thông tin trước khi tiến hành triển khai đầu tư tài chính cho khách hàng.
- Cập nhật hồ sơ khách hàng khi có sự thay đổi về tình trạng hôn nhân, sinh thêm con, mở thêm doanh nghiệp…
Quan tâm >>>> Công việc của Chuyên viên tư vấn kinh doanh
2.2. Theo dõi tài khoản đầu tư tài chính của khách hàng
-
Thường xuyên cập nhật tình hình tăng trưởng lợi nhuận tài khoản cho khách hàng
-
Cảnh báo những rủi ro có nguy cơ xảy ra cho tài khoản đầu tư
-
Đề xuất những phương án ứng phó rủi ro, giải thích lợi / hại của từng phương án
-
Đề nghị khách hàng xác định mức độ xử lý rủi ro mà chuyên viên được toàn quyền chủ động thực hiện trong tình huống khẩn cấp
2.3. Trang bị chuyên môn nghiệp vụ
-
Chủ động và tham gia đầy đủ các khóa đào tạo nội bộ nâng cao kiến thức chuyên môn của tổ chức
-
Hiểu rõ các phương án đầu tư, các loại tài chính phù hợp, mức độ rủi ro khi đầu tư mỗi loại…
-
Tư vấn, giải đáp mọi thắc mắc mà khách hàng đặt ra, tạo niềm tin về năng lực chuyên môn
2.4. Nghiên cứu, phân tích thị trường
-
Liên tục theo dõi những biến động trong ngành ở cả trong nước và quốc tế
-
Cập nhật số liệu thống kê đánh giá từ nguồn uy tín
-
Chủ động triển khai nghiên cứu, phân tích thị trường tài chính theo các tiêu chí riêng của doanh nghiệp
- Thiết lập báo cáo, dự báo xu hướng, cảnh báo rủi ro.
2.5. Mở rộng thị trường, tìm kiếm khách hàng
-
Khai thác khách hàng có nhu cầu đầu tư tài chính từ nhiều nguồn khác nhau
-
Chủ động liên lạc, xin lịch hẹn gặp tư vấn
-
Nghiên cứu gói dịch vụ tương thích cao, giá trị đầu tư thấp để khách hàng mới an tâm thử đầu tư
-
Giữ liên lạc, chăm sóc tốt khách hàng cũ nhằm xây dựng đội ngũ khách hàng trung thành.
2.6. Giải quyết sự cố tài chính
-
Đồng hành cùng khách hàng giải quyết những vấn đề phát sinh tiêu cực trong quá trình đầu tư
-
Nghiên cứu những giải pháp xử lý linh hoạt, đảm bảo tuân thủ quy định pháp luật nhà nước và chính sách của doanh nghiệp.
- Tìm kiếm nguồn lực hỗ trợ từ ban lãnh đạo, trưởng phòng chuyên môn trong những tình huống đặc biệt, có khả năng ảnh hưởng đến lợi ích của doanh nghiệp.
Tham khảo >>>> Mô tả công việc của chuyên viên đầu tư
3. Kỹ năng hỗ trợ đắc lực chuyên viên tư vấn tài chính
Để thành công trong vai trò chuyên viên tư vấn tài chính, bạn vừa phải thu hút được nhiều khách hàng tin tưởng, vừa phải tạo được nhiều lợi ích tài chính cho khách hàng. Muốn vậy, những kỹ năng sau chắc chắn luôn là trợ thủ đắc lực nhất:
3.1. Kỹ năng giao tiếp sắc sảo
“Đồng tiền liền khúc ruột” nên việc thuyết phục một cá nhân hay tổ chức đầu từ “tiền” của họ vào lĩnh vực mà bạn đang làm chuyên viên tư vấn đầu tư là điều không hề dễ dàng. Nếu kỹ năng giao tiếp không phù hợp, nhanh nhảu quá sẽ khiến khách hàng cảm thấy bị động, chậm rãi quá sẽ không đủ sức thuyết phục. Một kỹ năng giao tiếp từ tốn, chuyên nghiệp, nhẫn nại, vừa lắng nghe vừa trao đổi theo điều hướng câu chuyện từ phía khách hàng mới là lựa chọn tốt nhất.
3.2. Kỹ năng chắt lọc thông tin hiệu quả
Cùng một gói dịch vụ đầu tư nhưng đối tượng khách hàng có nhu cầu khác nhau, chúng ta sẽ chọn nội dung trọng tâm đề cập khác nhau. Chẳng hạn có người muốn lãi suất cao, nhưng cũng có người muốn thời gian linh hoạt có thể rút vốn khi cần… Do đó, kiến thức tư vấn tài chính cần trau dồi đầy đủ nhưng dùng “bí kíp” nào khi đàm phán, thuyết phục thì cần sử dụng kỹ năng chắt lọc thông tin.
3.3. Kỹ năng phân tích thị trường chuẩn xác
Càng nắm rõ tình hình thị trường đầu tư tài chính, chuyên viên càng thuận lợi đưa ra những lời tư vấn giá trị cho khách hàng, vị thế năng lực càng được nâng cao. Do đó, đừng bị động chờ đợi những kết quả phân tích doanh nghiệp cung cấp, hay những báo cáo cuối quý, cuối năm của các tổ chức đánh giá tài chính.
Bản thân chuyên viên tài chính phải chủ động tổng hợp số liệu (mối quan hệ trong ngành, dự thảo luật của nhà nước, biến động trên thế giới…) và sử dụng các phần mềm hỗ trợ phân tích tài chính chuyên nghiệp để có những đánh giá của riêng mình.
3.4. Kỹ năng làm việc nhóm
Mặc dù việc tìm kiếm, tư vấn và chốt khách hàng là của cá nhân chuyên viên, nhưng những số liệu phân tích, những nguồn khách hàng tiềm năng, những gói dịch vụ tài chính… đều có được từ đội ngũ nhân viên dưới quyền và từ ban lãnh đạo doanh nghiệp. Vì vậy, đã là một chuyên viên tư vấn tài chính, trong bạn phải rèn luyện dần phong thái làm việc của một nhà quản lý cấp trung, trong đó, kỹ năng làm việc nhóm là yếu tố cần được ưu tiên.
3.5. Khả năng tự động viên bản thân
-
Bị khách hàng từ chối khi đang tư vấn tìm kiếm khách hàng mới
-
Bị phàn nàn khi có những phát sinh ngoài kế hoạch
-
Bị Sếp khiển trách vì không đạt đủ doanh số…
Tất cả những điều này đều là áp lực mà chuyên viên tư vấn tài chính phải đối mặt. Muốn thành công, bạn phải nỗ lực vượt qua. Muốn vượt qua, bạn phải có khả năng tự động viên bản thân, tự vực mình dậy khỏi những tiêu cực tâm lý.
3.6. Tính cách kiên nhẫn, chu đáo, có trách nhiệm
Những biến động trong quá trình đầu tư tài chính thực tế rất có thể sẽ diễn ra. Khách hàng lúc này sẽ tìm đến chuyên viên tư vấn tài chính đầu tiên, bạn sẽ khá đau đầu và mệt mỏi nhưng tuyệt đối đừng để khách hàng đối mặt một mình. Hãy đồng hành cùng khách hàng và cùng họ tìm giải pháp, một khi sóng gió qua đi, uy tín và trách nhiệm của bạn sẽ giúp bạn dễ dàng có thật nhiều khách hàng trung thành. Có thể bạn quan tâm >>>> Chuyên Viên Ngân Sách: Công việc, Kỹ năng và Mức thu nhập?
4. Thu nhập của chuyên viên tư vấn tài chính như thế nào?
Tư vấn tài chính là mảng nghiệp vụ phức tạp, đòi hỏi kiến thức chuyên môn giỏi, khả năng ngoại giao tốt, cùng năng lực linh hoạt ứng phó trong nhiều tình huống. Nhu cầu tuyển dụng trong ngành này ngày càng nhiều, tuy nhiên, mức lương cứng thường sẽ không cao, thay vào đó là tỷ lệ thưởng doanh thu, thưởng dự án… sẽ được chú trọng áp dụng nhằm khích lệ ý chí làm việc của mỗi chuyên viên tư vấn tài chính.
Theo thống kê của trang Careerbuilder.vn, mức lương chuyên viên tư vấn tài chính hiện nay:
-
Mức thấp: 5 - 7,1 triệu đồng/ tháng
-
Mức trung bình: 10,6 triệu đồng/ tháng
-
Mức cao: 14,2 - 30 triệu đồng/tháng
Tuy nhiên, như đã nói, thu nhập của chuyên viên tài chính không chỉ có lương mà còn những khoản hoa hồng, tiền thưởng. Đừng nhìn những nơi mức lương thấp mà bạn vội nản lòng, bởi lẽ, nơi đó có thể, một là doanh nghiệp có tỷ lệ % thưởng cao, hai là ngành nghề dễ tìm kiếm khách hàng. Hãy hỏi rõ người phỏng vấn trước khi thỏa thuận lương và cân nhắc nhận công việc bạn nhé.
Chuyên viên tư vấn tài chính là vị quân sư giúp “tiền đẻ ra tiền”. Ngoài việc làm cho một tổ chức, doanh nghiệp cụ thể, Ms. Uptalent nhận thấy chuyên viên tài chính lâu năm còn có thể tư vấn và đầu tư độc lập trên các ứng dụng trực tuyến, đây là một lợi thế so với nhiều ngành nghề khác muốn hoạt động phải mở công ty, thành lập doanh nghiệp. Do đó, trau dồi trở thành chuyên viên tư vấn tài chính sẽ cho bạn một định hướng phát triển lâu dài.
-
HRchannels - Headhunter - Dịch vụ tuyển dụng cao cấp
Hotline: 08. 3636. 1080 Email: sales@hrchannels.com / job@hrchannels.com Website: https://hrchannels.com/ Địa chỉ: Tòa MD Complex, 68 Nguyễn Cơ Thạch, Nam Từ Liêm, Hà Nội, Việt Nam
Nguồn ảnh: internet