Hạt chia là thực phẩm được nhiều người ưa chuộng bởi nhiều giá trị dinh dưỡng mà nó mang lại. Tuy nhiên, việc uống hạt chia mỗi ngày có tốt không? Nên uống hạt chia vào lúc nào để tối ưu tác dụng của nó thì không phải ai cũng biết.
Hạt chia là những hạt nhỏ với kích thước tương tự hạt é nhưng lại có màu sắc không đồng nhất pha trộn giữa trắng và đen. Dù nhỏ bé nhưng nó rất giàu vitamin, khoáng chất, chất xơ cùng chất chống oxy hóa.
Uống hạt chia mỗi ngày có tốt không? 5 lợi ích nổi bật của hạt chia
Để trả lời câu hỏi: “Uống hạt chia mỗi ngày có tốt không?”, trước hết bạn cần hiểu rõ hạt này mang lại tác dụng gì với sức khỏe.
Theo các chuyên gia dinh dưỡng, hai thìa canh hạt chia chứa khoảng:
- 140 calories
- 4g protein
- 11g chất xơ
- 7g chất béo không bão hòa (còn gọi là chất béo tốt, có khả năng làm giảm cholesterol)
- Đáp ứng 18% nhu cầu dinh dưỡng khuyến nghị đối với canxi cùng các khoáng chất vi lượng khác gồm đồng và kẽm.
- Hạt chia còn là nguồn bổ sung omega-3 tuyệt vời cũng như 9 loại axit amin thiết yếu mà cơ thể không tự tổng hợp được.
Với hàm lượng dinh dưỡng phong phú vừa nêu, khi sử dụng hạt chia, bạn sẽ nhận được nhiều lợi ích tích cực như:
1. Hỗ trợ giảm cân
Hỗ trợ giảm cân hiệu quả là một trong những tác dụng nổi bật của hạt chia.
Hạt chia rất giàu chất xơ hòa tan, làm tăng cảm giác no. Từ đó, bạn sẽ giảm việc nạp thức ăn vào cơ thể. Chất xơ hòa tan còn giữ vai trò thúc đẩy quá trình tiêu hóa. Đây là yếu tố quan trọng trong quá trình thải độc và kiểm soát cân nặng.
2. Uống hạt chia mỗi ngày có tốt không? Giúp cải thiện hệ tiêu hóa
Hàm lượng chất xơ dồi dào trong hạt chia tạo điều kiện thuận lợi cho sự phát triển của lợi khuẩn đường ruột. Từ đó, quá trình tiêu hóa và hấp thu dưỡng chất tại ruột diễn ra hiệu quả hơn.
Hơn nữa, khi được ngâm trong nước, hạt chia sẽ nở mềm. Khi đi vào cơ thể sẽ bổ sung khối lượng phân, giúp phân mềm và dễ dàng bài tiết hơn. Điều này có lợi cho những người thường xuyên bị táo bón.
3. Điều hòa lượng đường trong máu
Duy trì chỉ số đường huyết ổn định cũng là một trong những tác dụng nổi bật của hạt chia.
Đường huyết không ổn định có thể xảy ra do nhiều nguyên nhân như thường xuyên căng thẳng, thiếu ngủ, chế độ ăn quá nhiều tinh bột tinh, đường đơn và không cân đối giữa các thành phần dưỡng chất. Trong khi đó, chất xơ trong hạt chia có thể hỗ trợ cân bằng lượng đường trong máu để giảm nguy cơ mắc hội chứng chuyển hóa, đái tháo đường tuýp 2 và các bệnh tim mạch.
4. Hạt chia bảo vệ sức khỏe tim mạch
Uống hạt chia mỗi ngày có tốt không? Hạt chia được xếp vào nhóm thực phẩm có lợi cho tim mạch bởi nó chứa nhiều chất xơ và omega-3. Cả hai đều có tác dụng làm giảm lượng cholesterol xấu (hay LDL cholesterol). Từ đó làm chậm sự tích tụ mảng bám bên trong mạch máu - nguyên nhân dẫn đến nhiều bệnh lý tim mạch nguy hiểm. Omega-3 còn xoa dịu chứng viêm trong mạch máu và ngăn chứng giảm nhịp tim bất thường.
5. Làm đẹp da
Thành phần trong hạt chia còn chứa các chất chống oxy hóa như quercetin, kaempferol và myricetin. Những dưỡng chất này rất cần cho một làn da khỏe mạnh.
Các thành phần này sẽ chống lại tác hại do các gốc tự do và ngăn ngừa hiện tượng stress oxy hóa để thúc đẩy sự phát triển của mô tế bào mới. Từ đó giúp da tự tái tạo và trông trẻ hóa hơn.
Uống hạt chia mỗi ngày có tốt không?
Hạt chia mang lại nhiều lợi ích cho sức khỏe. Tuy nhiên, việc uống hạt chia mỗi ngày có tốt không tùy thuộc vào cách bạn sử dụng hạt chia.
Bạn nên uống hạt chia vào lúc nào?
Bên cạnh thắc mắc uống hạt chia mỗi ngày có tốt không, nhiều người cũng quan tâm đến việc nên uống hạt chia vào lúc nào?
Những ai không nên sử dụng hạt chia?
Hạt chia tuy bổ dưỡng nhưng không phải ai cũng dùng được. Dưới đây là những đối tượng nên tránh sử dụng hạt chia:
- Người đang sử dụng thuốc chống đông máu (chẳng hạn warfarin, aspirin) hoặc sắp có lịch phẫu thuật vì thành phần omega-3 trong hạt chia có tác dụng như chất làm loãng máu.
- Uống hạt chia mỗi ngày có tốt không? Sẽ không tốt nếu như bạn thường xuyên bị huyết áp thấp vì hạt này có khả năng hạ huyết áp tâm trương xuống mức nguy hiểm.
- Dị ứng với các thành phần trong hạt chia. Các biểu hiện dị ứng phổ biến bao gồm nổi mề đay, phát ban… Nhiều trường hợp nghiêm trọng hơn có thể trải qua triệu chứng nôn mửa, khó thở, tiêu chảy.
- Những người mắc các vấn đề đường tiêu hóa nghiêm trọng như Crohn hoặc viêm loét đại tràng cần hạn chế và thận trọng khi sử dụng hạt chia. Người dễ bị viêm niêm mạc ruột khi tiêu thụ hạt chia cũng có thể khiến tình trạng viêm trầm trọng hơn, gây ra cơn bùng phát.
Vừa rồi là những chia sẻ về việc uống hạt chia mỗi ngày có tốt không. Hy vọng những thông tin trên đã giúp bạn hiểu hơn về lợi ích của những thực phẩm quen thuộc cũng như cách sử dụng sao cho hợp lý.
[embed-health-tool-bmr]