I. ĐẶC ĐIỂM THỰC VẬT VÀ GIÁ TRỊ KINH TẾ
Ớt là một trong những cây gia vị không thể thiếu trong văn hóa ẩm thực của nhiều quốc gia trên thế giới. Tại Việt Nam, loại quả này rất được ưa chuộng và được canh tác rất nhiều nơi với đa dạng chủng loại. Hãy cùng ASIA tìm hiểu các thông tin về cây trồng này nhé!
- Tên khoa học: Capsicum spp., thuộc họ Cà - Solanaceae
- Tên gọi khác: Lạt tử, Lạt tiêu, Ngưu giác tiêu, Hải tiêu,…
1. ĐẶC ĐIỂM THỰC VẬT CỦA CÂY ỚT
Đây là loại cây gia vị phổ biến trên thế giới, có nguồn gốc từ Nam Mỹ, được trồng và thuần hóa ở Châu Âu, Ấn Độ hơn 500 năm trước. Cây có thời gian sống khá dài, có thể cho qua trong nhiều năm nếu chăm sóc tốt.
Rễ
Cây ớt thuộc rễ chùm. Có 2 loại rễ: rễ trụ (rễ chính) và rễ bên (rễ phụ). Rễ có thể ăn sâu từ 70- 100cm, nhưng phần lớn rễ chủ yếu tập trung ở tầng đất mặt (khoảng 30cm). Rễ phân bố theo chiều ngang theo tán lá với đường kính dài khoảng 50 - 70cm.
Bộ rễ ở rất háo nước, ưa ẩm, ưa tơi xốp, không có rễ bất định. Bộ rễ của ăn sâu hay nông phụ thuộc nhiều vào phương pháp canh tác, thổ nhưỡng, chế độ tưới,… Khi đủ nước, bộ rễ phân bố rộng và nông. Khi gặp hạn, rễ có xu hướng ăn sâu và phân bố hẹp.
Thân
Thân cỏ, thân dưới hóa gỗ, thân tròn, dễ gãy, một số giống thân cây con có lớp lông mỏng. cây không cao chỉ khoảng 0,5 - 1m, có nhiều cành lá.
Thân chính cây ớt dài hay ngắn từ thuộc vào từng loại giống, các nhánh mọc ra từ thân chính phân thành nhánh cấp 1, 2, 3,… Cây càng già thì càng khó phân biệt thân chính và các nhánh.
Lá
Thông thường người ta dựa vào lá để phân biệt các loại giống, lá ớt có hai dạng chủ yếu: hình elip và hình lưỡi mác.
Phiến lá nhẵn, không có răng cưa, đầu lá nhọn, gân lá hiện rõ, lá mọc đối nhau.
Cuống lá dài khỏe, có chiều dài khoảng ⅓ chiều dài lá.
Lá thường có màu xanh đậm, xanh nhạt, xanh vàng, tím. Một số giống ớt trên bề mặt lá non có một lớp phủ lông tơ.
Hoa
Cây ớt có hoa lưỡng tính (tự thụ phấn), nhụy chia thành 2 vòi dài, tạo thuận lợi cho quá trình thụ phấn. Hoa phân bổ đơn hoặc thành chùm, mỗi chùm có khoảng 1 - 3 hoa.
Hoa có màu trắng, thường nở vào lúc 9 - 10 giờ sáng.
Hoa được phân loại như sau:
- Loại hình sinh trưởng vô hạn: xuất hiện hoa đầu tiên khi cây có cành thứ nhất. Cây cứ thế tiếp tục ra hoa, tiếp tục sinh trưởng cho đến khi chết
- Loại hình sinh trưởng hữu hạn: Cây xuất hiện cành thứ nhất thì có hoa đầu tiên.
Hoa tiếp tục xuất hiện đến các cành cấp 4, cấp 5 thì xuất hiện chùm hoa cuối cùng ở phần ngọn, cây ngừng tăng trưởng chiều cao.
Quả và hạt
Ớt thuộc loại quả mọng, nhiều nước, có nhiều hạt.
Hạt nhẵn, dẹp, có màu vàng , hạt có trọng lượng khoảng 4 -5g. Nếu bảo quản tốt có thể hạt vẫn có thể nảy mầm sau 2 - 3 năm.
2. ĐIỀU KIỆN SINH TRƯỞNG CỦA CÂY ỚT
Nhiệt độ
Cây ớt có nguồn gốc từ vùng nhiệt đới nên yêu cầu nhiệt độ ấm áp, nhiệt độ cao trong suốt quá trình sinh trưởng. Do đó, loại cây trồng này có khả năng chịu hạn, chịu nóng khá tốt; khả năng chịu rét và ngập úng thấp.
Cây sinh trưởng và phát triển trong phạm vi nhiệt độ từ 15 - 35oC. Ở khoảng nhiệt 15oC vẫn có thể nảy mầm, nhưng nhiệt độ nảy mầm tối ưu nhất là ử 25 - 30oC.
Nhiệt độ tốt nhất cho quá trình kết hoa là 20 - 25oC
Nhiệt độ quá thấp (<10oC) hoặc quá cao (>35oC) sẽ ảnh hưởng đến sinh trưởng và phát triển của cây. Nhiệt độ cao kéo dài sẽ gây ra tình trạng rụng lá, rụng hoa và chết.
Ánh sáng
Cây ớt cần cường độ ánh sáng mạnh.
Hầu hết các giống ớt ở Việt Nam đòi hỏi thời gian chiếu sáng phải từ 12 - 13 giờ/ngày và cường độ ánh sáng mạnh.
Nếu thiếu sáng và nhiệt độ thấp, cây khó phát triển, quá trình phân hóa mầm hoa bị ảnh hưởng.
Nước và độ ẩm
Ớt trồng yêu cầu phải có một lượng nước lớn.
Ẩm độ của đất phải cao trong suốt thời kỳ sinh trưởng:
- Thời kỳ cây con: 70 - 80%
- Thời kỳ ra hoa tạo quả: 80 - 85%
- Thời kỳ quả chín: 70 - 80%
Ẩm độ không khí dao động từ 55 - 65% trong suốt quá trình sinh trưởng.
Dinh dưỡng và đất trồng
Dinh dưỡng: Cây ớt là cây vừa phát triển cành lá vừa ra hoa quả nên nhu cầu dinh dưỡng cao.
- Trong các yếu tố dinh dưỡng, cây cần nhiều nhất là đạm, tiếp đế là Kali, rồi Lân, Canxi.
- Đạm cần có hầu hết quá trình sinh trưởng của cây. Quan trọng nhất là giai đoạn ra cành đến ra hoa, ra quả.
- Kali xúc tiến quang hợp, vận chuyển, tăng khả năng chịu rét, tăng trọng lượng và phẩm chất quả. Quan trọng trong thời kỳ ra hoa, ra quả của cây.
- Canxi: làm cho thân cứng và kích thích sự sinh trưởng của rễ.
Đất trồng:
- Đất trồng thích hợp để cây ớt phát triển là đất pha cát, thịt nhẹ, đất phù sa, thoát nước tốt, tơi xốp, tầng canh tác dày.
- pH thích hợp dao động từ 5,5 -6,8.
II. GIÁ TRỊ KINH TẾ
Đây là một cây giá vị mang lại giá trị kinh tế tương đối cao ở Việt Nam. Phần nhiều các diện tích canh tác lớn chủ yếu ở miền Trung và Nam Bộ. Ớt không chỉ trồng để đáp ứng nguồn cung trong nước mà còn có giá trị xuất khẩu cao. Ớt của Việt nam được xuất khẩu qua thị trường của nhiều nước như: Hàn Quốc, Trung Quốc, Singapore, Thái Lan,…
Ở cây ớt sử dụng phần quả là chính. Tuy nhiên trong y học hầu hết các bộ phận (rễ, thân, lá) đều có giá trị về mặt dược liệu.
Cây trồng này cho năng suất cao, giá cả ổn định. Có thời điểm giá thu mua tại ruộng đạt kỷ lục 100.000 đồng/kg.
Nắm rõ các đặc tính thực vật của cây ớt sẽ hỗ trợ vững chắc các kỹ thuật canh tác về sau. Kính mời quý độc giả đón xem Kỹ thuật xử lý gá thể trồng ớt tại đây!