Đặc điểm cây sả chanh
Cây sả là một loại cây thân thảo, có hình dáng như cỏ. Cây sả mọc thành bụi, cao từ 0,8 - 1 mét. Lá cây có màu xanh lục, lá hẹp và dài giống lá lúa, lá cỏ tranh. Hai mặt lá sả giáp nhám. Cây sả có mùi hương đặc trưng, nhiều người cho rằng sả có mùi hương tựa như mùi chanh. Phần thân rễ của sả có màu trắng hoặc tím nhạt. Sả là một loại cây sống lâu năm, có rễ chùm.
Đặc điểm cây sả chanh
Cây sả chanh là cây gì?
Tên khác: Sả chanh; cỏ sả; hương mao; lá sả
Tên khoa học: Cymbopogon flexuosus Stapf (Sả chanh)
Hàm lượng dinh dưỡng
Sả chanh: Chứa 1 - 2% tinh dầu có màu vàng nhạt, thơm mùi chanh, thành phần chủ yếu là citral (65 - 85%), geraniol (40%).
Công dụng của cây sả chanh trong y học
Công dụng của cây sả chanh trong y học.
Đối với y học cổ truyền
- Lợi tiểu;
- Tiêu đờm;
- An thần;
- Giảm đau;
- Kháng khuẩn;
- Chống nhiễm trùng;
- Thanh lọc cơ thể;
- Giảm mệt mỏi;
- Chữa mất ngủ;
- Giảm viêm đau khớp;
- Giảm đau bụng kinh.
Đối với y học hiện đại
- Ngăn ngừa ung thư;
- Giải độc cơ thể;
- Kiểm soát Cholesterol;
- Chống trầm cảm;
- Chống oxy hóa;
- Giảm căng thẳng;
- Giúp ích cho tiêu hóa;
- Điều hòa kinh nguyệt;
- Tốt cho da;
- Tốt cho tóc;
- Hạ huyết áp;
- Chống lại các bệnh thần kinh như: co giật, Parkinson, Alzheimer,…
Cây sả chanh có công dụng tốt cho tóc
Sử dụng sả chanh như thế nào cho hiệu quả?
Cách dùng
Cây sả có nhiều cách sử dụng khác nhau, những cách sử dụng phổ biến nhất:
- Lá và dầu được dùng để làm thuốc.
- Một số người thoa trực tiếp sả và tinh dầu của nó lên da để trị nhức đầu, đau dạ dày, đau bụng và đau cơ.
- Bằng cách hít thở, tinh dầu của sả được sử dụng làm dầu thơm trị đau cơ.
- Trong thực phẩm và đồ uống, sả được dùng làm hương liệu. Ví dụ, lá sả thường được sử dụng làm hương liệu “chanh” trong các loại trà thảo mộc, trong món giải khát.
- Trong sản xuất, sả được sử dụng làm hương thơm trong xà phòng và mỹ phẩm.
Liều dùng
Hầu hết các nghiên cứu khoa học về tinh dầu sả đã được thực hiện trên động vật hoặc trong ống nghiệm - không phải trên người. Do đó, không có liều lượng tiêu chuẩn hóa để điều trị bất kỳ tình trạng nào.
Các bài thuốc dân gian của cây sả chanh áp dụng trong chữa bệnh
Chữa đau bụng, rối loạn tiêu hoá: Đun sôi 30 - 50g sả tươi với nước. Hòa thêm một ít đường vừa đủ ngọt. Uống thuốc khi còn ấm nóng. Uống từ 2 - 3 lần/ngày. Bài thuốc này giúp ấm bụng trị được các chứng nôn ọe, ngộ độc rượu, đau bụng đi tả, bội thực.
Chữa tiêu chảy: Sắc thang thuốc với các nguyên liệu sau: 12g củ sả, 12g vỏ quýt phơi khô, 20g củ gấu, 12g búp ổi, 3 lát gừng. Sắc thuốc với 2 bát nước, đun còn 1 bát. Uống thuốc khi còn nóng. Trẻ nhỏ nên chia thang thuốc uống từ 2 - 3 lần trong ngày.
Chống trầm cảm: Tinh dầu sả giúp thư giãn, giảm căng thẳng.
Giải cảm: Đun sôi lá sả với kinh giới, lá ổi, lá tre, ngải cứu, chanh, bạc hà, tía tô. Dùng nồi nước sôi để xông hơi, giải cảm.
Giảm cân: Một nghiên cứu năm 2015, các nhà nghiên cứu phát hiện ra rằng hít phải các thành phần của tinh dầu sả làm giảm khả năng ăn và làm chậm tăng cân.
Công dụng cây sả chanh trong giảm cân
Khi dùng cây sả chanh cần lưu ý điều gì?
Khi dùng sả và áp dụng các bài thuốc trị bệnh từ loại dược liệu này, người dùng nên lưu ý một số điểm sau:
- Trước khi sử dụng, người dùng cần rửa sả sạch sẽ, có thể sử dụng thuốc tím để loại bỏ mầm mống sâu bệnh, vi trùng, thuốc trừ sâu,…
- Trước khi áp dụng các bài thuốc từ sả, người bệnh nên tham khảo ý kiến, xin lời khuyên của bác sĩ chuyên khoa. Công hiệu của bài thuốc còn tùy thuộc vào cơ địa của mỗi người. Nếu cơ địa người bệnh không hợp với bài thuốc, người bệnh có thể sẽ gặp phải những tác dụng không mong muốn, thậm chí phản tác dụng.
- Cây sả có tính ấm, giúp người bệnh tiết mồ hôi, nên thích hợp cho việc chữa các bệnh do hàn (lạnh) gây ra. Vì vậy, những trường hợp như cảm lạnh, rét run, không ra mồ hôi, ho, hắt hơi,… có thể áp dụng các bài thuốc từ cây sả.
- Người bị cảm nhiệt, cảm nắng không nên dùng các bài thuốc từ sả để xông hoặc uống. Người bệnh có thể sẽ bị hao khí và tân dịch.
Những câu hỏi thường gặp trong quá trình sử dụng cây sả chanh
- Phụ nữ có thai sử dụng sả chanh được không?
Phụ nữ có thai ăn sả hay các thực phẩm chứa sả có nguy cơ gây co thắt tử cung, tăng nguy cơ gây sảy thai nên trường hợp này cần đặc biệt lưu ý, không dùng quá nhiều sả.